Page 218 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 218
Mâm cỗ cúng đất (đơn giản) trên hè phố
Cúng đất gia đình nào cũng phải làm cỗ bàn tươm tất. Không thể thiếu con gà
trống to. Rồi nem, chả, cá tôm. Thông thường gia đình lựa chọn ngày tốt, sắm sửa
lễ vật để cúng đất, còn gọi là cúng thần Hoàng bản xứ. Tùy theo mỗi vùng miền,
mà trên bàn lễ sắp đặt khác nhau. Theo các cụ già truyền lại cho con cháu thì trên
bàn thờ phải có hai mâm với hai bát hương riêng. Một bàn cúng thần Hoàng Bổn
Xứ là các vị thẩn chức lớn cai quản trong địa phương. Bàn kia là cúng mâm hội
đồng, bao gồm các vị thần có chức sắc nhỏ hơn và các cô hồn cát đẳng, không nơi
nương tựa...
Trên bàn cúng đất phải đầy đủ bát hương, chân đèn, chén nước, bài trí theo
“thiết kế” của người xưa như “đông bình tây quả”, hương đèn, vàng bạc, giấy tiền,
giấy đất, hạt nổ (gạo muối, lương khô)... Phẩm vật thường có cơm, xôi, chè, thịt
heo, con gà luộc, cá chiên, các thứ xào, trộn, bánh tráng nương... Bàn hạ còn có
thêm một đĩa cua luộc, cá nướng và một bát cháo thánh (cháo trắng)... Mấy món
không thể thiếu được là đĩa sắn, khoai, đậu, môn, rau khoai luộc, chén nước ruốc...
Ngoài ra, còn có một bộ đồ thần để đốt. Trước khi cúng, gia chủ còn làm một cái
“xà lắt” bằng bẹ chuối treo sát chân bàn. Cúng xong, gia chủ bỏ các món ăn vào
mỗi thứ một ít. Người nhà sẽ mang ra ngã ba đường cái để treo.
Bàn đặt ở trước nhà, gia chủ đứng từ trong nhà lạy ra và khấn vái tên đầy đủ
các thiên thần cai quản trời đất, vùng đất cụ thể, nhà cửa của gia chủ... Đặc biệt
còn dâng cúng cả những cô hồn người Chăm... từng cư trú trên địa bàn Huế, cũng
như những hài cốt tiềm ẩn trong đất. Cũng chính vì có đối tượng là cô hồn người
dân tộc thiểu số nên mới bày biện món rau khoai luộc chấm nước ruốc, xâu cá tôm
nướng.
4. TẬP TỤC THỜ CÁ VOI ở BÌNH THUẬN
Trong dân gian người Việt cũng như người Chăm và người Hoa đều cho rằng:
Cá Voi không phải là một loài cá bình thường mà là một loài cá thần. Biểu hiện ỏ
đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thường, mà là loài cá biết
suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự cảm nhận và tâm linh như con người.
Không phải ngày xưa mà cả ngay bây giờ nhiều người vẫn nghĩ thế. Do đó việc
tôn thờ và thờ phụng rất tôn nghiêm, ở các vùng biển thường có những câu truyền
đồn đại về loài cá Voi thần. Người ta cho rằng có những con cá do thần thánh hiện
thân hoặc cứu giúp thuyền bè ngoài khơi phải huy sinh để bảo vệ tính mạng cho
con người, hoặc do Ngọc Hoàng hay Long Vương sai phái mà nghé vào bờ. Ai nhìn
thấy cá Ông bị lụy (chết) phải chịu tang chế, vạn chài nào được cá Thần ghé đến
phải làm lễ tống táng. Cá Thần thuộc loại lớn thì gọi là cá ồng, còn nhỏ thì gọi cá
220