Page 213 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 213

chủ  trì việc lễ  tế,  khấn vái tổ tiên các họ,  các bậc khuất mặt có công đức với vạn,
      để  cầu  mong  cho toàn  vạn  được  may mắn,  yên  lành,  làm  ăn  thuận  lợi...  Kết thúc
      cuộc tế đình  vạn  là  sự  họp  mặt để  ăn  uống,  vui  chơi  của toàn  vạn,  nhưng  không
      phải ở đình vạn mà ỏ các con đò đậu sát vào nhau trên mặt nước.
           Có  thể  nói  đình  vạn  của  cư  dân  đầm  phá  chỉ  là  nơi  thực  hiện  những  nghi  lễ
      mang  tính  cộng  đồng,  là  nơi  cất  giữ  những  bản  vạn  phổ  của vạn.  Nó  không  đảm
      nhận chức năng  là  pháp đình  hương thôn,  là trung tâm sinh  hoạt văn  hóa như các
      đình  làng  nông  nghiệp.  Mọi  sinh  hoạt chính  của cư dân  đầm  phá  đều  diễn  ra trên
      những con  đò  của  họ.  Nhưng  dẫu  sao các di.p tế đình vạn  cũng  là  cơ hội  cho các
      thành viên của vạn tề tựu đông đủ, thắt chặt lại mối dây liên hệ cộng đồng vốn  rất
      mong manh, do tình trạng phân tán để theo đuôi con cá của từng gia đình  nay đây

      mai đó trên đầm phá bao la rộng lớn ỏ Thừa Thiên Huế.

           Lễ cúng Sơn thần và  Thủy thần
           Một trong những loại  hình tín ngưỡng dân gian phổ biến ở người dân chài vùng
      đầm phá Thừa Thiên Huế là thờ cúng Thủy thần và Sơn thẩn.

           Cuộc sống của người ngư dân gắn liền với mặt nưởc mênh mông của đầm phá,
       nơi chứa đựng  nhiều  bí ẩn  của thế giới tự  nhiên  mà con  người chưa thể  nhận thức
       hết được.  Con  người vẫn  luôn bé  nhỏ trưởc sóng nước bao la được bao bọc chung
      quanh  bởi  các  dãy núi  hùng  vĩ từ Trường  Sơn  đâm  ra  biển.  Khung  cảnh  đầm  phá
       hết sức  kỳ  ảo,  thơ  mộng  vào  những  lúc thời tiết tốt đẹp.  Song  đến  lúc trái  gió  trở
      trời, khung cảnh ấy lại trở  nên  hung hãn, dữ dằn đối với con  người, sẵn sàng nhấn

      chìm con người xuống tận đáy nước quen thuộc của mình.
           Trong những lúc mưa bão giông tố, ngồi trong lòng một con thuyền bé nhỏ giữa
       đầm phá mênh mông, ngư dân từ xưa đã nghĩ đến một thế lực siêu nhiên có quyền
       pháp ghê  gớm,  một loại thần  linh với đầy đủ  uy lực trong việc trừng phạt hoặc che
       chỏ cho con  người qua cơn  hoạn  nạn. Từ việc tưởng tượng  hóa thế lực siêu  nhiên,
       ngư dân đầm phá đi đến chỗ thờ cúng Sơn thần Thủy thần với mục đích cầu an cho
       cuộc sống bản thân và gia đình, cầu mong thánh thần che chở để thoát khỏi những
       cơn  nguy  hiểm  luôn  đe  dọa  đến  tính  mạng  và  mơ  ước  được thần  linh  phù  hộ  cho
       công việc hành nghề đánh bắt của mình được may mắn.

           Sự tôn thờ Thủy thần Sơn thần của cư dân đầm phá Thừa Thiên Huế không chỉ
       tồn tại trong tâm tưỏng của họ,  mà  được biểu  hiện  cụ  thể bằng việc xây dựng các
       ngôi  miếu ven  bờ đầm  phá.  Những  miếu thờ Thủy thần  Sơn thần  của cư dân đầm
       phá Thừa Thiên  Huế còn tồn tại cho đến ngày nay như miếu  La khê  giữa đầm Đả,
       miếu Cầu hai nằm ở bền bờ Đá bạc thuộc huyện Phú lộc...

           Lễ  cúng  bái Thủy,  thẩn  Sơn thần thường được tổ chức vào tháng  ba và tháng
       bảy âm  lịch,  song  kỳ thực quanh  năm  suốt tháng  ngư dân vẫn  luôn  hương  hoa thờ
       cúng  không dứt.  Lễ  cúng Thủy thần Sơn thần  không giới  hạn vào một hình thức tế
                                                                                              215
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218