Page 208 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 208
thời đổi mới này tục lệ đẹp càng thêm phong phú, đa dạng. Báo là báo công, báo
những việc đã làm trong năm qua, bản là gốc. Vậy Báo Bản là tổ chức một cuộc lễ
hội để nhớ vể nguồn gốc, nhớ về tổ tiên, những người đã có công lao xây dựng
làng xóm ngày nay và sự đóng góp của lớp con cháu sau này. Ngày Báo Bản là
ngày hội tụ của con cháu, của tất cả các dòng họ đang công tác, học tập, lao động
từ “bốn phưdng” về. Nhiều người từ phía Nam, đông nhất là ở thành phố Hồ Chí
Minh và nhiều tỉnh ở phía Bắc, đến ngày Báo Bản là rủ nhau về quê dự lễ hội.
Đúng ngày 14 tháng giêng âm lịch, sau Tết, không khí mùa xuân còn đậm nét,
làng tổ chức lễ hội. Đầu tiên là lễ rước kiệu, những cỗ Bát cống, Long đình được đặt
trên vai các công dân trẻ của làng, trong tiếng trống cái và điệu nhạc du dương của
phường bát âm, kiệu được rước quanh làng rồi trở về đình. Một cụ già có uy tín, mũ
áo chỉnh tề, hướng lên nơi thờ tổ tiên, trong ánh sáng của các cây nến và hương
thơm của những cây hương trầm, trịnh trọng, dõng dạc đọc bài văn tế. Bài văn tế
được soạn công phu, có nội dung nói về công ơn của tổ tiên và việc xây dựng làm
xóm trong thời đại mới, những tiến bộ, những thành tích của dân làng, những nét
đẹp trong tình làng nghĩa xóm, trong việc sản xuất và học hành và xin hứa với
người xưa là luôn vun đắp cho cái gốc được muôn đời bền vững.
Sau lễ là tổ chức yến lão, mừng các cụ vào tuổi thọ đáng kính, từ 60 tuổi trở
lên. Các xóm đứng ra cáng đáng việc này. Không tổ chức ăn uống, mà làm lễ dâng
hương, đọc thơ chúc mừng.
Nộn Khê có chùa lại có nhà thờ. Bà con theo đạo Phật, đạo Công giáo và
nhiều người không theo đạo nào nhưng tất cả vẫn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản
xuất, dựng xây, học hành. Làng này, việc trị an được đảm bảo, nghề phụ phát triển,
đan lát, thêu ren, cây cảnh và đặc biệt, việc học hành của các cháu được mọi người
chăm lo.
210