Page 212 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 212

Thừa  Thiên  Huế  vẫn  thờ  cúng  tổ  tiên  của  mình,  ngay trên  phương  tiện  cư trú  và
           hành  nghề,  đó  là  con  đò.  Trong  các con  đò  cư trú  của các  gia đình  ngư dân,  chỗ
           trang trọng  kín  đáo  nhất ỏ  mũi  đò,  chính  là  nơi  đặt  bát  hương  thờ  cúng  ông  bà  tổ
           tiên  của  họ.  Ngư  dân  luôn  luôn  quan  niệm  rằng  tuy  đã  chết  nhưng  linh  hồn  của
           những  người  chết vẫn  còn  thương  nhớ  con  cháu,  và  thường  xuyên  vể  thăm  nom,
           phù  hộ cho họ được gặp những điều tốt lành. Mặt khác việc thờ cúng ông bà tổ tiên
           còn thể hiện sự nhớ ơn của con cháu đối với những tiền nhân đã khuất bóng.

                Lễ cúng tổ tiên ông bà của các gia đình, dòng  họ  ngư dân đầm  phá được thực
           hiện vào ngày tròn  năm  của các kỳ  giỗ,  chạp tùy theo từng trường  hỢp cụ  thể.  Và
           trong các dịp cúng tế quan trọng  khác như lễ  mở cửa nước,  lễ  cúng  rào...  ngư dân
           vẫn  thường  dâng  cúng  vật thực  và  hương  khói  trên  bàn  thờ  tiên  tổ  một  cách  chu
           đáo,  đúng  như câu  tục  ngữ ở  vùng  đầm  phá  Thừa Thiên  Huế  hay  nói  là:  “Câu  cá
           mại cũng vái tiên sư”.

               Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời của dân tộc
           Việt,  nó thể  hiện  đạo lý  làm  người với quan  niệm  “cây có  cội,  nước có  nguồn”  khá
           rõ nét. Đối với cư dân đầm  phá, những lần cúng tế tổ tiên là dịp nhận  mặt họ  hàng
           thân  thích  giữa  các  thế  hệ,  cố  kết  mối  quan  hệ  thân  tộc  trong  dòng  họ,  củng  cố
           thêm mối đoàn kết gắn bó cùng nhau khai thác mặt nước để sinh tồn.

                Lễ tế đình vạn

               Tế đình vạn là một sinh hoạt lễ hội tương đối phổ biến ỏ cư dân đầm phá Thừa
           Thiên Huế, nhất là tại các khu vực đầm phá thuộc huyện Phú  Lộc.

                Mỗi vạn chài vùng đầm  phá thường có  một ngôi đình  riêng của vạn, dùng làm
           nơi tế tự các tổ tiên của những dòng họ trong vạn, hoặc những người có nhiều công
           đức với vạn chài của họ.  Đất dùng để  dựng  đình vạn  có thể  do xin  được của  làng
           trên bờ, có thể là do mua lại của làng.

                Đình vạn thường không lớn, cũng không phải là trung tâm sinh hoạt văn hóa xã
           hội của  ngư dân  như đình  làng  của cư dân  nông  nghiệp.  Quy  mô  và  cấu  trúc  của
           đình vạn  như một cái  am  lớn của cư dân  làm  nghề  nông, và  nó  được xem  là  điểm
           mốc xác định khu vực cư trú của một vạn chài trên phá.

                Lễ tế đình vạn được tổ chức hằng năm vào tháng hai và tháng tám âm lịch, gọi
           là xuân tế và thu tế. Cứ mỗi lần tế đình vạn, ngư dân trong vạn dù hành nghề ỏ đâu
           cũng cố gắng  kéo về  tụ  tập để chung sức lo việc cúng tế.  Khác với tế đình  làng ỏ
           làng nông nghiệp là dựa vào kinh phí trích từ ruộng làng, cư dân đầm phá tiến hành
           tế  đình  lại  trông  cậy  vào  sự  đóng  góp  của  các thành  viên  của  vạn.  Việc  thu  tiền
           quyên góp để tế đình vạn thường do các ông xâu, ông trùm của vạn đảm trách.

                Một  buổi  tế  đình  vạn  của cư dân  đầm  phá  về  cơ  bản  cũng  tương  tự  như  một
           buổi tế đình của các làng  nông nghiệp.  Người  Hội chủ  của vạn đứng  ra điều hành,

           214
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217