Page 214 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 214

lễ nào cả, bỏi vì có thể là cả vạn chài, có thể là chỉ từng gia đình ngư dân tiến hành.
         Tất cả  những cuộc cúng  bái Thủy thần  Sơn thần đều  nhằm  mục đích  cầu  khẩn  sự
         che chở từ phía thần  linh  đối với con  người,  cầu  mong thẩn  linh  giúp đỡ con  người
         trong quá trình sinh sống và hành nghề đánh bắt trên mặt nước của đầm phá.

              Thờ cúng cá  voi và cá  vược

             Cũng như ngư dân các làng đánh cá biển, cư dân đầm phá Thừa Thiên  Huế rất
         phổ biến tục thờ cúng cá ông tức cá voi,  nhất là khu vực cửa phá đổ ra biển. Theo
         lời kể của nhiều  ngư dân đầm phá, thuỏ xa xưa cá voi đã từng trôi dạt vào khu vực
         đầm  phá,  cư dân  ỏ  đây tiến  hành  mai táng một cách trang trọng  không  khác gì cư
         dân biển, và họ vẫn thờ cúng rất chu đáo.

              Mặc dù  trong  thực tế  hiếm  có  trường  hỢp  cá  voi  trôi  vào  phá,  nhưng  từ  trong
         tiềm thức cư dân đầm phá, cá voi vẫn là một loại cá biển linh chuyên giúp đỡ người
         bị nạn, vì vậy họ sùng bái không kém gì dân biển.

             Tuy nhiên,  nếu  như thờ  cúng  cá  ông  chỉ là  một tục  lệ  có  tính  chất kế thừa từ
         đời  này sang đời  khác,  hoặc do ảnh  hưỏng từ cư dân  nghề  biển,  thì việc  kiêng  cữ
         bắt cá vược và  lễ cúng cá vược lại  là đặc trưng  nổi  bật của cư dân đầm  phá Thừa
         Thiên Huế.

              Cá vược là một loài cá khá to mà cư dân đầm phá tuyệt đối không bao giờ cố ý
         tìm  bắt.  Ngư dân đầm  phá quan  niệm cá vược là  một cái  gì đó  bất khả  xâm  phạm,
         nếu đụng vào cá vược thì chắc chắn phải gánh chịu những hậu quả rủi ro, tai hại vô
         cùng,  không  sao  lường trước.  Do vậy trong cuộc đời  hành  nghề trên  phá,  ngư dân
         bao giờ cũng mong ước mình không đánh bắt nhằm cá vược.

              Trong trường  hỢp chẳng may cá vược đóng lưới,  ngư dân đành  phải gỡ  ra đem
         về,  nhưng  không  bao  giờ  bán  cho  người  khác  mà  giữ  lại  để  ăn  thịt.  Và  đồng  thời
         ngay sau  đó  họ  phải  bày  biện  lễ  vật để  van  xin,  cầu  khấn  tại  nơi  cá  vược  bị  mắc
         lưới của họ.  Lễ  cúng  cá  vược có thể có  nhiều  ít vật phẩm tùy theo gia chủ,  nhưng
         có một loại luôn luôn phải có trong lễ cúng, đó là hình ảnh những con cá vược bằng
         giấy vàng bạc (đồ thợ mã). Sau khi lễ cúng hoàn tất, những con cá vược bằng giấy
         vàng  bạc  được  thả  xuống  nước trôi  đi  tứ  phía,  và  lúc  ấy  ngư dân  mới  yên  tâm  là
         mình đã trả  lại  linh hồn cho con cá vược,  khỏi  lo bị  những ám  ảnh về  mặt tinh thần
         do đã xúc phạm vật linh của đầm phá.

              Cá vược là  loại cá  linh và thường  mang đến  những tai  họa ghê  gớm cho người
         đánh cá theo quan  niệm của ngư dân đầm  phá Thừa Thiên  Huế, vì vậy lễ  cúng cá
         vược  bao  giờ  cũng  được  tổ  chức  chu  đáo và  kính  cẩn  một  khi  ngư dân  bắt  nhằm
         chúng.

              Lễ cầu ngư và hội đua thuyền

              Giống như các làng biển,  ngư dân đầm  phá Thừa Thiên  Huế cũng thực hiện  lễ
          216
   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219