Page 215 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 215
cầu ngư vào dịp cầu an đầu năm hoặc những lúc mất mùa.
Tuy nhiên, tại các làng biển ỏ Thừa Thiên Huế, lễ cầu ngư thường diễn ra ở
đình làng với cảnh trình nghề tượng trưng vào dịp cầu an đầu năm, hoặc ỏ miếu thờ
cá Ông vào dịp cầu ngư mùa hè. Còn đối với dân đầm phá, lễ cầu ngư bao giờ
cũng thực hiện trên những con thuyền neo đậu trên mặt nước.
Thông thường, lễ cầu ngư của cư dân đầm phá không theo một chu kỳ nhất
định nào cả. Năm nào thời tiết không thuận lợi, ngư dân hành nghề không có thu
hoạch tốt, nói cách khác là bị mất mùa, thì họ lập tức tiến hành lễ cầu ngư để khắc
phục.
Vạn là đdn vị tổ chức lễ cầu ngư trên mặt nước đầm phá, là người đứng ra
quyên góp tiền bạc từ các thành viên của vạn để mua sắm vật phẩm tế lễ. Tùy
theo khả năng quyên góp, ngư dân trong vạn mổ heo, giết gà... để làm lễ cầu ngư
cho mình.
Lễ cầu ngư của dân đầm phá bao giờ cũng có mâm cđm và lễ vật dâng cúng
ngay giữa mặt nước. Và trong khi tiến hành cúng bái, người ta đem thả một số cá
tôm tưđi sống đánh bắt được trước đó (hoặc mua lại từ chợ) xuống lại dưới nước.
Việc thả tôm cá sống trỏ lại đầm phá không hề mang ý nghĩa như lễ phóng sinh
theo quan niệm đạo Phật, mà ỏ đây có mục đích rất rõ ràng là nhằm cầu mong cá
tôm sinh sôi nảy nở nhanh chóng và phong phú, để công việc hành nghề đánh bắt
của ngư dân gặt hái được kết quả tốt đẹp. Một bên thể hiện lòng từ bi tế độ muôn
loài, không sát sinh hại vật, còn một bên nhắm vào mục tiêu giải quyết nạn mất
mùa. Như thế, lễ cầu ngư của cư dân đầm phá Thừa Thiên Huế là một biện pháp
tinh thần, dùng để khắc phục những hậu quả xấu về nghề nghiệp do từ phía tự
nhiên mang lại. Đây chính là đặc trưng lớn của lễ hội cầu ngư ỏ vùng đầm phá, và
trong chừng mực nhất định nó đã khiến cho lễ cầu ngư của cư dân đầm phá có đôi
nét khác với lễ cầu ngư của cư dân miền biển.
Lễ cầu ngư đầm phá thường gắn liền với việc tổ chức đua thuyền kéo dài từ hai
đến ba ngày. Đua thuyền (ghe) là một sinh hoạt vui vẻ của cư dân đầm phá, nhằm
tạo ra khí thế lao động phấn chấn, sung sức cho thanh niên trai tráng và những ai
còn đủ sức hoạt động nghề nghiệp trên sóng nước. Chính việc đua thuyền đã làm
cho ngày lễ cầu ngư trở thành ngày hội văn hóa có tính chất truyền thống của cư
dân đầm phá Thừa Thiên Huế.
Thuyền để đua có thể là thuyền rồng, có thể là những chiếc trải dài khoảng 12
đến 15 mét. Chiếc thuyền đua nào cũng được thiết kế thon, gọn và đằm để có sức
cd động cao và lướt nhanh trên mặt nước. Thuyền đua thường có mỗi chiếc từ 10
đến 15 người tùy quy định cụ thể của ban tổ chức, trong đó người chèo lái giữ trách
nhiệm quan trọng và ảnh hưỏng lớn đến thành công của toàn đội.
Trước ngày đua chính thức, những chiếc thuyền đua vốn được bảo quản cẩn
217