Page 217 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 217

một năm làm lụng vất vả cực nhọc do phải theo đuôi con cá.

           Từ  sau  ngày  làm  lễ  đóng  cửa  nước,  dân  vạn  không  còn  đi  xa  mà  chỉ quanh
       quẩn trong phạm vi cư trú của vạn, chuẩn bị đón chào một năm mới sắp đến.

           Lễ mở cửa nước (hay lễ khai niên)

           Lễ mỏ cửa nước được thực hiện vào đầu năm mới, tùy theo ngày lành tháng tốt
       do dân vạn chọn lựa.  Nhiều vạn chài cũng cũng gọi lễ mở cửa nước là lễ khai niên,
       tức lễ cúng năm mới.

           Quy  mô  lễ  mỏ  cửa  nước  thường  nhỏ  hdn  lễ  đóng  cửa  nước,  vật  phẩm  dâng
       cúng  tương  đối  đơn  giản  chứ  không  bày  biện  linh  đình.  Thông  thường,  lễ  mở  cửa
       nước có hai mâm cúng tách bạch, gồm một mâm dâng cúng ông bà tổ tiên của gia
       chủ,  một  mâm  dâng  cúng  Thủy thần,  Sơn  thần  cùng  các  cô  hồn  của  sông  nước.
       Mục đích  của lễ  này  là  cầu  mong thánh thần, tổ tiên  phù  hộ  giúp đỡ  cho dân vạn
       gặp may mắn tốt lành trong công việc sinh sống,  làm ăn của năm  mới. Cúng xong
       lễ, dân vạn bắt đầu triển khai kế hoạch làm ăn năm mới của mình.

           Qua  một  số  lễ  hội  của  cư  dân  đầm  phá  Thừa  Thiên  Huế,  chúng  ta  dễ  dàng
       nhận thấy khía cạnh  nguồn  gốc tín  ngưỡng  lổng trong  lễ  hội.  Hiện tại, tuy niềm  tin
       vào thế  lực siêu  nhiên  đã  có  phần  giảm  sút,  nhưng  cư dân  đầm  phá  vẫn  cử  hành
       các lễ  hội với ý  nguyện cầu  mong trời đất, thánh thần, tổ tiên,  ông  bà  luôn  phù  hộ
       độ trì cho mình vẹn toàn trong cuộc sống lênh đênh trên mặt nước.

           Lễ hội của cư dân đầm phá trong thực tế là những buổi sinh hoạt cộng đổng từ
       gia đình đến dòng họ lên toàn vạn, và mỏ ra những quan hệ xã hội lớn hơn nữa. Do
       vậy, nếu có một tác động nhằm  khắc phục những yếu tố dị đoan, lạc hậu, thì lễ hội
       vùng  đầm  phá  sẽ  là  những  sinh  hoạt văn  hóa bổ  ích  cho khu vực cư dân  còn  gắn
       liền với cuộc sống sông nước.




       3.  TỤC CÚNG ĐẤT VÙNG  NGŨ  QUẢNG

           Vùng  ngũ  Quảng  bao  gồm  Quảng  Bình,  Quảng Trị,  Quảng  Nam,  Quảng  Ngãi
       và  Quảng  Đức  nay là Thừa Thiên  Huế từ xa xưa đều  có tục cúng  đất.  Tục  lệ  này
       diễn  ra một năm  hai  lần vào  một ngày tốt trong tháng  hai và tháng tám  âm  lịch, ỏ
       Huế người dân vẫn còn cúng rộng rãi với tên gọi lễ “tạ thổ kỳ yên”.


            Cúng đất ngày xưa
           Mỗi tháng tám  âm  lịch,  không  như bao người  khác  nhớ  đến  cái Tết Trung thu,
       thì đối với người dân ngữ quảng lại nhớ mùa cúng đất.






                                                                                              219
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222