Page 220 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 220

cá  Voi  có  bơi  đến  nhưng  cũng  không  kịp  để  cứu  người.  Để  giúp  cá  Voi  làm  tròn
        trách nhiệm cứu người, Đức Phật Quan Âm đã ban cho cá Voi phép thu đường, giúp
        cho cá Voi ỏ bất cứ nơi nào, cần đến nơi đâu để cứu nạn đều ki.p thời. Nhờ có phép

        thu đường mà cá Voi đã kịp ứng cứu các thuyền lâm  nạn không kể ỏ hải điểm  nào,
         xa bao nhiêu.


             Những truyền thuyết về cá ông đều  hướng về  mục đích thần thoại  hóa,  lịch sử
         hóa  1  đối tượng từ  lâu  được tôn  sùng và  ngưỡng  mộ.  Loài  cá  nơi  biển  cả đã  được
         hóa thân thành vị thần thiêng liêng của biển. Cơ sỏ của việc thần thoại hóa và lịch
         sử  hóa  ấy  là  niềm  tin  của  những  người  sống  bằng  nghề  biển,  cốt  lõi  của  huyền
        thoại ấy chính là đề cao việc cá Voi cứu giúp người gặp nạn ngoài biển khơi và giúp
         cho ngư dân được  mùa biển. Theo kinh  nghiệm  của ngư dân,  khi  nhìn thấy  1  vùng
         biển  hóa đỏ  là ông xuất hiện, đồng thời  hàng đàn cá  mòi,  cá cơm,...nổi đỏ và  dày
         đặc.  Khi  ấy các thuyền  lớn  đổ  xô,  hối  hả  đến  vùng  biển  có  cá  ông  xuất  hiện  và
         đánh  bắt được  rất  nhiều  cá,  có  mẻ  thu  được  hàng  ngàn  tấn.  Khi  đến  nơi  có  ông
         xuất hiện để thả  lưới,  ngư dân thường  khấn vái  hoặc “hú” cho ông  biết đi  nơi  khác
         để bà con làm ăn. Ví thế ngư dân  Bình Thuận  rất biết ơn ông, coi  như vị thẩn đem
         lại những điều tốt lành cho con người.  Năm  nào có ông vào bờ thì năm đó sẽ được
         bội thu.  Dù  rằng có nhiều truyền thuyết khác nhau về cá Voi,  nhưng trong tâm thức
         của ngư dân vùng biển đều coi cá Voi  là thần.  Bởi vậy người dân vùng biển  không
         bao  giờ  ăn  thịt  cá  Voi.  Người  gọi  cá  Voi  bằng  nhiều  tên  gọi  khác  nhau  như:  ông
         Khơi, ông Lộng, ông Sứa...
             Trong sự chuyển hóa từ 1  loại vật nơi biển cả thành  1  vị thần của ngư dân sống
         bằng nghề biển, có vai trò của vương triều nhà Nguyễn. Nhiều đời vua nhà  Nguyễn
        đã ban sắc phong tặng cho cá Voi là “Nam  Hải cự tộc ngọc lân tôn thần”. Cũng như
         ngư dân các tỉnh  miền Trung và Tây Nam  bộ,  ngư dân tỉnh  Bình Thuận có  niềm tin
         mãnh  liệt vào  sự  linh  thiêng  của cá  ông  và  coi  đây  là  vị  thần  cứu  trợ  luôn  ỏ  bên
        cạnh  họ  trong  những  chuyến  đi  biển  đầy  nguy  hiểm.  Trong  ngư  dân  Bình  Thuận
        cũng lưu truyền  rất nhiều sự tích ca ngợi sức mạnh và sự linh thiêng của ồng  Nam

         Hải:  Những  sự  tích  đó  được  đúc  kết  dưới  dạng  những  câu  thơ,  những  bài  hát  và
        điệu  hòa  dân  gian.  Mặc  dù,  những  sự  tích  đó  mang  nặng  tính  huyền  thoại  nhưng
        được ngư dân tuyệt đối tin tưỏng.  Bởi vì  họ  là  những  người  bị sóng  gió vùi  dập,  và
        chính trong sự nguy hiểm đó đã chứng kiến cá Voi cứu mình.

             Trước đây phương tiện đánh bắt hải sản còn thô sơ, với chiếc thuyền con  mộc

        mạc nhỏ bé, con người phải dùng chính sức mình để chống chọi với những cơn bão
        ập đến.  Và  trong  cơn  hoạn  nạn  ngư dân  tin  tưỏng  vào và  thường  khấn  vái:  “Phục
        vận  Nam  Hải  sinh thần  linh  thiêng  hiển  hách  cứu  nạn  cho chúng  dân  tai  qua  nạn
        khỏi...”.  Sau đó thần  Nam  Hải  sẽ  linh  ứng xuất hiện,  tựa thân  mình vào thuyền  vá
        dìu dắt vô bờ.

             Về  nguồn gốc thì tập tục thờ  cá  Voi  là  nguồn  gốc của người  Chăm  mà  nhưng


        222
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225