Page 224 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 224

không được dùng lời lõ lỗ mãng công kích lẫn nhau,  không lấy thù  riêng và gây gổ
          và  rượu trà  say sưa,  la  lối  to tiếng  làm  mất thể  chất trong  Vạn.  Trước đây,  những
          người vào vạn thì ghe thuyền của mình được treo  1  dấư  hiệu  riêng để  người trong
          vạn  biết  mà  cứu  giúp  khi  gặp  nạn  ngoài  biển  hoặc  khi  vào của  gặp  rủi  ro.  Người
          trong  cùng  1  vạn  khi  thấy  người  khác  bị  rủi  ro  ở  ngoài  biển  hoặc  trong  cửa  mà
          không cứu  giúp  sẽ  bị  hội  đồng trị  sự  xử trừ theo điều  lệ.  Một số  nội  dung  điều  lệ
          Vạn tóm tắt như trên được coi là “Luật bất thành văn”,  những  hương ước được đúc
          kết từ trong cuộc sống và  lao động tồn tại  lâu đời ở các vùng  biển  Bình Thuận  bất
          cứ ngư dân nào cũng chấp hành  1  cách tự nguyện,  mãi đến năm  1975 những điều
          lệ được coi là “Luật bất thành văn” nói trên mới bị mất đi.




          5.  NGHI LỄ ĐÁM TANG CÁ ÔNG VOI


              Theo phong tục  người  dân  đi  biển  miền Trung thì tục thờ  cúng vốn  có, truyền
          thống tôn trọng cá ông, xem như một phúc thần cho cư dân vùng biển. Cho nên khi
          bắt gặp  cá  ông  voi  chết,  họ  cử  hành  nghi  lễ  đám  tang  rất trọng  thể.  Cá  ông  voi
          chết, dân chài gọi là ông lụy hoặc bà lụy, tùy theo cá đực hay cá cái. Gió nổi lên chỉ
          để đưa cá vào đất liển. Bắt gặp cá ông voi chết, người thấy xác cá ông đầu tiên có
          nhiệm vụ kéo cá vào bờ biển đề tổ chức lễ an táng. Bấy giờ họ trỏ thành người con
          trai trưởng của cá ông.

               Nếu  cá  Ông  nhỏ  chết,  dân  chài  gọi  là  thai  sẩy và  gọi  là  ngài  để  tỏ  lòng  tôn
          kính.  Người  ta  cố  gắng  đưa  xác  cá  vào  trong  thuyền  để  chèo  vào  bờ.  Đến  bờ,
          thuyền vẫn giữ nguyên xác cá  ông ỏ  giữa thuyền, dân chài  lấy giấy tiền,  loại  giấy
          có  in  đổng  tiền  để  đốt trong  các  nghi  lễ  cúng  tế,  giấy trắng  để  bọc  toàn  thân  cá
          ông, thêm hai cái chốt ở mỗi bên thân cá để giữ tư thế cân bằng.  Phía trên đầu cá,
          người ta thắp nhiều cây đèn sáp và hương.

              Những dân chài  khác lo dựng  một ngôi  nhà chòi  bên  cạnh  nhà con trai trưởng
          của ngài để thỉnh  cá  ông voi  đến  đặt ỏ  đó.  Người ta  không  để  cá  ông  nằm trong
          thuyền  hoặc trong  nhà  bất cứ  một ngư dân  nào,  ngoại trừ  nhà  của  người  đã trông
          thấy xác cá ông đầu tiên và kéo ông vào bờ. Ngư dân tin rằng, cá ông như cha mẹ
          cần có vinh dự dược cử hành  lễ tang trong nhà của người con trưỏng.  Chính  người
          con trưởng phải tổ chức tang lễ và dẫn đầu đám ma, quyết định mọi việc.

              Các ngư dân  khác chỉ có  mặt ỏ  đó  để  sẵn  sàng  giúp đỡ  họ và  hưỏng các ơn
          huệ sẽ do thần linh ban phát mãi mãi.
              Trong khi các ngư phủ  làm  nhà chòi để thình cá  ông thì những viên chức lãnh

          đạo của hai  làng chài viết giấy báo tang gửi đi các làng chài lân cận để thông báo
          ngày giờ, địa điểm, tham dự lễ đám tang cá ông “lụy”.

               Cuộc lễ chuẩn bị đám tang diễn ra trong nhà người con trai trưỏng của cá ông,

          226
   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229