Page 226 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 226
Chiều ngày hôm sau đưa cá ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Từ sáng tinh mơ,
người ta đã tiếng phèng la, tiếng trống và tiếng của thầy cúng tụng kinh.
Trước khi đưa cá ông đi, ngư đua trải cuối cùng. Cuộc đua này có tính cách
nghi lễ. Vì vậy, ngoại trừ những người tham gia cuộc đua, không ai chú ý đến cuộc
đua mấy, vì tất cả mọi người đang chen nhau tìm cách tham dự vào đoàn đưa đám.
ở nơi đặt quan tài cá ông, người ta dẫn ra một chiếc bằng lớn gồm ba chiếc
thuyền của các ngư phủ kết lại với nhau. Bên trên bằng người ta trương ra một cái
dù màu vàng với những cái phấn mà bóng mát của chúng có thể che được nắng.
Toàn cảnh trông thật hùng tráng. Từ chiếc bằng ấy tỏa ra nhiều sỢi dây to để cho
những chiếc thuyền phía trước kéo đi. Người ta tuyệt đối không dùng một máy nổ
nào, tất cả đều dùng chèo, thuyền kéo đi một cách êm ả. Không một tiếng động để
tăng thêm sự long trọng của đám tang bằng chính sự thong thả đó, và cũng để biểu
lộ sự tôn kính có thể có được dành cho cá ông voi.
Các ngư dân đã nhờ đội quân nhạc của vùng một chiến thuật cử nhạc chào
mừng đám rước. Trong đội nhạc có nhiều loại kèn khác nhau thường thổi trong các
lễ đưa đám của những nhân vật lớn. Các thầy cúng trong suốt buổi lễ đưa đám
không ngừng tụng kinh cầu siêu và vái lạy để cầu nguyện. Khi đến địa điểm chôn
cất, người ta đưa quan tài xuống cái huyệt đào sẵn. Việc coi đất, chọn hướng ngôi
mộ phải nhờ một thầy địa lý sửa soạn trước.
Ba ngày sau khi mai táng là lễ mỏ cửa mả. Khi chôn người ta đắp lên giữa mộ
một mô đất nhỏ hình tròn, chung quanh người ta cũng đắp một vòng đất thấp uốn
cong hơi dốc. Sau ba ngày, người ta trổ ỏ vòng đất uốn cong ấy một chỗ trống để
có thể đi vào bên trong. Sau ba tháng mười ngày thì hết tang, chỉ đến khi đó thì mới
có thể cỏi chiếc khăn mà họ bịt trên đầu.
Tại sao khăn tang bịt trên đầu trưỏng nam cá ông lại có màu đỏ? Ngư dân đã
giải thích, màu đỏ là màu tang của vua chúa và người trong hoàng gia. Nay cá ồng
được tham dự vào hoàng gia, vua Gia Long phong cho cá ông tước hiệu "Nam Hải
Cự Tộc Ngọc Lân Thượng đẳng thần" và các vua triều Nguyễn sau đó cũng sắc
phong cá ông với danh nghĩa "Đại Càng Quốc Gia Nam Hải" cho đưa vào lăng thờ.
Do ngày trước theo lời truyền tụng trong dân gian, vua Gia Long đã được một con
cá voi cứu giúp, khiến tàu của ông khỏi bị lạc đường ngoài biển khơi, khi ông chạy
trốn quân Tây Sơn.
Chính quyền phong kiến trước kia quy định rằng: Làng nào bắt gặp cá ông chết
thì lý trưởng phải báo cho phủ, huyện để quan khám định, cấp tiền tuất, hương đèn,
vải đỏ quấn đủ bảy vòng và cho khâm liệm, cấp đất xây lăng và ruộng hương hỏa
để thờ cúng. Sau 3 năm thì cải táng, lấy xương xếp vào quách, khạp, đưa vào lăng,
đình, vạn, đền, miếu xây sẵn để thờ tùy địa phương. Mỗi làng đều có người trông
coi hương khói và một hội đồng quản lý làng.
228