Page 223 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 223
Công Quán hoặc quán mộ tò, trong Công Quán có 1 khám thờ thần Nam Hải ở
giữa, đây là khu cúng tế các vị ở nơi nghĩa địa.
Nội thất Chính Điện và Võ Ca bài trí nhiều hoành phi, câu đối trạm khắc chữ
hán treo trên các xà ngang, dọc theo các vì cột và hoặc khắc trên các khám thờ,
nội dung ca ngợi sức mạnh và sự linh hiển của thần Nam Hải, luôn bảo bộc, cứu
giúp ngư dân trong những chuyến biển đầy gian nan thử thách, khắc ghi và lưu lại
cho hậu thế những điển tích, những truyền thuyết xa xưa liên quan đến ông Nam
Hải, và những lời hay ý đẹp nói lên long tôn kính, biết ơn của người dân lao động
biển đối với cá ông. Giữa nhà Võ Ca thường xây 1 sân khấu để diễn xướng chèo
bả chạo và hát bội vào các kỳ lễ hội hằng năm giống như nhà Võ Ca ỏ các đình
làng, chỉ khác nhau là ở các đình làng không diễn xướng chèo bả chạo như các
lăng vạn.
Nội thất chính điện của các lăng vạn thường bài trí ba khám thờ giống như nội
thất chính điện ở các đình làng nhưng nội dung thờ phụng thì hoàn toàn khác nhau,
ở đình làng, khám giữa ỏ chính điện thờ Thành hoàng bổn xứ, hai bên tả hữu là 2
khám thờ tả ban và hữu ban. Còn tại các lăng vạn, khám giữa chính điện thờ “Nam
Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần”, bên tả thờ ông Thủy Long, bên hữu thờ bà Thủy
Long và đây là những vị nam và nữ thần cai quản dưới thủy tề. Do có chức năng
bảo quản thờ phụng xương cốt ông nên trong các lăng vạn thường xây các tẩm lớn
ỏ phía sau nối tiếp với các khám thờ trong Chính điện để làm nơi cất giữ ngọc cốt
Ông. Đây cũng là điểm hoàn toàn khác biệt giữa lăng vạn với các đình làng. Còn ở
gian thờ tiền hiển (tiền vãng) ở đình làng và lăng vạn hoàn toàn có nội dung thờ
phụng tương đồng nhau, đây là nơi thờ phụng các Bậc Tiền, Hậu Hiền và những
người có công việc quy tụ dân cư khai khẩn, lập làng, tạo dựng cuộc sống trên
vùng đất mới và dựng đình vạn. Điều đáng chú ý là các lăng vạn ỏ Bình Thuận điểu
có sắc phong của các vua, triều nguyễn phong cho cá Voi là “Nam Hải Cự Tộc
Ngọc Lân Tôn Thần”. Điều đó cho thấy các lăng vạn và tín ngưỡng thờ cúng cá Voi
của ngư dân được các vua triều nguyễn công nhận và bảo hộ. Vạn Thủy Tú là nơi
được nhận nhiều sắc phong nhất là 24 sắc, trong đó có 10 sắc phong của vua
Thiệu trị; Vạn Tả Tân ỏ Phan Rí Cửa có 16 sắc, Vạn An Thạnh ở Phú Quý có 5
sắc...
Lăng Vạn là những thiết chế lễ nghi truyền thống lâu đời của ngư dân, là nơi
ngư dân thờ phụng các vị hải thần, củng tế các vị tiền bối, tạo dựng ngành nghề
khai thác hải sản. Trước đây, mỗi Vạn đều có điều lệ vạn được xem như hương ước
quy định những mối quan hệ xã hội trong nội bộ ngư dân khá chặt chẽ. Mục đích
của Vạn là thờ phụng ông Nam Hải, giúp đỡ tương trỢ nhau trong việc làm ăn trên
sông, trên biển. Ai muốn vào Vạn phải làm đơn khai rõ tên họ và nộp tiền nhập
Vạn. Hội đồng trị sự sẽ quyết định cho vào hay cho ra. Khi Vạn nhóm họp thì mọi
người trong Vạn phải ăn mặc tử tế, phải dùng lời lẽ lịch sự mà đối đãi với nhau,
225