Page 219 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 219
cô, cá cậu. Có người quả quyết rằng trên lưng những con cá ấy có những dòng
chữ. Khi sóng biển nổi lên dữ dội, nếu không nghĩ do Long Vương, Hà Bá tức giận
thì một số ngư dân lại cho rằng đó là do cá ông phẫn chí quẫy mình. Và vì thế
người ta phải lạy lục, rước bóng, làm lễ.
Một ngư dân tên là Nguyễn HỢp ở Bình Thuận (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận) là người đã từng được “ông” cứu sống kể lại rằng: Trong cơn bảo xuồng
câu của ông bị chìm, ông đã cố gắng chống chọi với sóng gió, đến lúc sắp kiệt sức,
nghĩ mình không thể thoát được nạn... thì bỗng dưng có một “ ông” linh ứng đã đến
cứu nạn, ông Hợp có cảm giác như đang nằm trên một tấm ván dày, cho đến lúc
gặp một dòng nước đưa nhanh vào bờ như một dòng gió thổi mạnh hất tung ông lên
bờ cát. Đây chỉ là một trường hỢp trong vô vàn trường hỢp khác từ xưa đến nay đã
xảy ra ở Bình Thuận và các địa phương ở miền Trung khác.
Không thể dễ dàng giải đáp nếu không biết ít nhiều về những đặc điểm của
loài cá này. Chỉ khi nào nắm hết được đặc tính khoa học của cá Voi thì chúng ta có
thể hiểu được bản chất của những sự việc, hiện tượng mà trong dân gian vẫn cho là
linh thiêng đó. Thực ra, cá Voi là động vật có vú và thỏ bằng phổi, những lúc phong
ba bão tố, sóng to gió lớn, vì nhu cầu và bản năng sống của loài động vật nên cá
Voi thường tìm đến những con thuyền để núp mình và dựa dẫm. Nhờ có thân hình
to lớn nên thuyền và cá ông cùng hợp lực, dựa dẫm vào nhau để vượt qua sóng
gió. Vượt qua những mối hiểm nguy tưỏng chừng như không thể nào thoát nạn được
bỏi những điều vô cùng thiêng liêng và kỳ diệu, con người cảm thấy mình mang
nhiều tình sâu nghĩa nặng đối với “ông”, từ đó nảy sinh vấn đề tâm linh, sùng bái
cá Ông, đây cũng là một cách trả ơn mang đậm tính nhân văn của con người với cá
Voi.
Truyền thuyết của người Việt vùng biển Trung bộ thì cho rằng: Cá Voi là thế
thân của Thế Âm Bồ Tát. Xưa kia, Đức Phật Quan Âm trong 2 lần tuần du đại hải,
do ngậm ngùi đau xót cho số phận của người trần bị chết chìm ngoài biển khơi, nên
đã xé chiếc áo cà sa làm muôn ngàn mảnh đem thả trên mặt biển và biến phép
thành cá ồng, Đức Phật lấy bộ xương Voi ban cho để cá có thân hình to lớn, lại ban
cho phép thâu đường để lội thật mau hầu làm tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm
nạn. Kể từ đó, cá Voi được coi như là ân ngư của đám thuyền chài ngoài biển. Lúc
đầu, vóc dáng cá Voi tương đối nhỏ, không đủ sức chống chọi với sóng to gió lớn
bao phủ ghe thuyền. Trước tình trạng ấy, Đức Phật Quan Âm liền cấp tốc mượn bộ
xương của ông tượng trên rừng cho đàn cá. Nhờ được xương to, đàn cá có vóc
dáng lớn và đủ sức chống chọi bão táp đại dương để cứu người lâm nạn. Từ đó loài
cá này mang tên là cá Voi, vì mượn bộ xương voi mà to lớn như voi. Người ta còn
cho rằng hài cốt của voi và cá Voi giống như một.
Nhờ có sức vóc to lởn, cá Voi mặc sức vẫy vùng ngoài biển cả, tuy nhiên, do to
lớn nên chậm chạp. Nhiều lúc biết có thuyền chài gặp nạn, nhưng do ở quá xa, dù
221