Page 221 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 221

lưu  dân  người  Việt  đã  tiếp  thu  trong  quá  trình  giao  lưu  văn  hóa  và  trỏ  thành  tín
     ngưỡng dân gian quan trọng trong đời sống cua nhân dân vùng biển. Cũng chính vì
     xuất phát từ cội nguồn ấy mà tập tục thờ cá ông và các nghi lễ liên quan hằng năm
     chỉ diễn ra từ mạn đèo ngang (Quảng Bình) trỏ vào các tỉnh ven biển phía nam, mà
     khồng có các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp diễn văn hóa, người Việt
     đã có những thay đổi biến cải cơ bản, từ nghi thức tổ chức đám tang lấy cốt cá ông,
     đến  việc thờ  tụng  tế  lễ  hằng  năm.  ở  đây  có  hiện  tượng  hòa  đồng  với  một  số  tín
     ngưỡng khác của người  Việt như tục thờ ông bà, tiền  hiền,  hậu  hiền,  hoặc kết hỢp
     với 1  số nghi lễ nông nghiệp như lễ cầu mùa, cầu an...Đặc biệt là việc rước xách thì
     hoàn  toàn theo lễ  nghi của  người  Việt,  từ trang phục đến  cờ,  lộng,  kiệu,  phướn  và
     những  động  tác  hành  lễ.  Do  những  hạn  chế về  kiến  thức  khoa  học,  do tâm  lý  tin
     vào  sự  phù  trợ  của  thần,  Phật  nên  những  người  làm  nghề  biển  gọi  cá  Voi  bằng
     những  tên  gọi  khác  nhau  như  “ông  Nam  Hải”,  “ông  chuông”,  “ông  lộng”,  “ông
     khdi”, “Ông sứa”,...và họ coi đó là vị thần hộ mệnh giữa biển khơi, và việc thờ cúng
     ông  là việc đền  ơn đáp  nghĩa theo  luật nhân  quả  của nhà  Phật.  Niềm  tin ấy được
     phản ánh trong những  bài  hát bá trạo và  các bài văn tế bằng chữ hán  nôm, và cả
     trong một số bài sưu tầm được trong những vùng ven biển, ca ngợi ơn ông đã cứu
     người cứu thuyền qua cơn sóng gió. Nội dung của các nghi lễ chứa đựng niềm khao
     khát  mộc  mạc,  chân  thành  của  những  người  làm  biển trên  sông  nước,  hằng  ngày
     phải đối diện với thiên  nhiên, biển cả đầy huyền bí và bất trắc. Trong khoảnh  khắc
     của  lễ  hội  thiêng  liêng  và  tin  cẩn  này,  ta  thấy  khoảng  cách  giữa  thần  linh  và  đời
     sống dân dã dường như không còn nữa.

         Tục thờ cúng cá Voi với cội nguồn  rất xa xưa, được phủ  lên màu sắc Phật giáo
     và  cả  đa  giáo  phù  hỢp  với  cấu  trúc  đa  nguyên  trong  tín  ngưỡng  của  người  Việt,
     trong  quá  trình  tổn  tại  và  phát triển  đã  tiếp  thu  và  tôn  vinh  một  số  đạo  lý  truyền
     thống thắm đượm tính nhân văn sâu sắc.

          Một đặc trưng  dễ  nhận  thấy ỏ  Bình  Thuận  là,  đối  với  các  làng  quê  làm  nghề
     trồng trọt và chăn nuôi đều có ngôi đình để thờ Thành Hoàng làng và các bậc tiền,
     hậu  hiền  có  công  quy  tụ  dân  cư đến  khai  hoang,  lập  làng  dựng  đình  ngày trước.
     Còn các làng chài làm nghề đánh bắt và chế biến hải sản ven biển thường xây các
     lăng, vạn hoặc dinh để thờ ông Nam  Hải và thực hiện các nghi lễ  lien quan đến tập
     tục, tín ngưỡng thờ cúng cá ông. Theo ngư dân, đây là vị thần cứu giúp họ mỗi  khi
     gặp tai  nạn trên  biển.  Đó  là vị thần  thủy chung  đối  với  họ  nên  được  ngư dân  kính
     yêu và tôn trọng.  Tín  ngưỡng  dân  gian  gắn  với tín  ngưỡng  nghề  nghiệp từ đời  này
     sang đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân.

          Qua  khảo  sát,  nghiên  cứu,  chúng  ta dễ  dàng  nhận  thấy  rằng  đình  làng,  dinh,
     lăng  hoặc thờ ông  Nam  Hải có thể có  ỏ  những  làng chài ven  biển, chứ không thể
     có ở những làng quê nông nghiệp hay những nghề khác, ở Bình Thuận, từ các làng
     chài ven  biển trong đất liền cho đến  hải đảo hiện  nay còn  bảo lưu  hàng  chục  ngôi


                                                                                             223
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226