Page 216 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 216

thận ở trên khô được đưa xuống nước. Ngư dân đầm phá khi đưa thuyền đua xuống
          nước thường tổ chức lễ “tiền hạ thủy” nhằm cúng vái trời nước tổ tiên, thánh thần vể
          phù hộ cho con cháu trong dòng họ được nhiều may mắn.

              Ngày trước,  giải  thưỏng  dành  cho thuyền  đua  giật giải  là  mâm  trầu  rượu,  một
          vài  quan tiền,  có  khi  là  dải  lụa đỏ...  Đoạt giải  đua thuyền  không  hề  đem  lại  quyền
          lợi về  mặt vật chất cho vạn của họ,  mà chính  là đem về  cái vinh  dự và  niềm  hãnh
          diện của một vạn chài.
              Đua thuyền của cư dân đầm phá ngày trước được gắn liển với lễ cầu ngư mang

          đặc trưng  riêng của họ.  Ngày nay các cuộc đua thuyền trên đầm  phá thường được
          tổ chức vào các ngày như Tết cổ truyền của dân tộc, vào những  ngày lễ trọng đại
          của quốc gia,  tách  xa  dần  sự  gắn  bó  với  lễ  cầu  ngư có  tính  chất  hoạt động  nghề
          nghiệp của họ.

               Dầu  sao đi  nữa,  những  cuộc  đua thuyền  luôn  tạo  nên  bầu  không  khí vui  tươi,
          nhộn  nhịp và  rất lành  mạnh  cho tất cả  mọi  giới trên vùng  đầm  phá. Từ  một lễ  hội
          văn  hóa truyền thống của cư dân  sông  nước,  đua thuyền  có  sức hấp dẫn  lôi cuốn
          không  những  trong  nội  bộ  cư  dân  thủy  diện,  mà  còn  lan  đến  cả  các  làng  nông
          nghiệp cận cư ven bờ.
               Lễ cúng rào (hay lễ cúng nước)

               Lễ cúng rào hay có nơi dân đầm phá còn gọi là lễ cúng nước thường được thực
          hiện  tương  đối  giản  dị.  Lễ  cúng  của dân  đầm  phá  cũng tương tự  như dân  trên  bộ
          làm lễ cúng đất.  Mục đích của lễ cúng rào là mong thánh thần che chở để được ăn
          yên ỏ yên, cô hồn uổng tử không phá phách, mùa màng được thuận lợi, tôm cá tràn
          đầy để việc hành nghề được tốt đẹp.

               Ngư dân đầm phá làm lễ cúng rào theo từng hộ gia đình, một năm một hoặc hai
          lần vào tháng hai hay tháng tám âm lịch, vật phẩm tùy theo khả năng mua sắm của
          gia chủ chứ không bắt buộc.

               Lễ đóng cửa nước (hay lễ tạ đầm, lễ tất niên)

               Đối  với  cư  dân  đầm  phá,  lễ  đóng  cửa  nước  thường  được  tổ  chức  vào  những
          ngày cuối năm giáp Tết âm lịch. Có vạn gọi đó là lễ tạ đầm hoặc lễ tất niên.

               Lễ đóng cửa nước của cư dân đầm phá Thừa Thiên Huế cũng có ý nghĩa như lễ
          đóng  cửa  rừng  của dân  sơn  tràng  miền  núi.  Trong  ngày  lễ  đóng  cửa  nước,  tất cả
          các thành viên  của vạn  chài tập  họp về  địa điểm  cư trú  của vạn  để tham  gia tế lễ
          và chuẩn bị nghỉ ngơi ăn Tết.

               Hội chủ  của vạn  là  người  đứng  ra thực  hiện các nghi thức tế lễ, thay mặt toàn
          vạn tạ  ơn  các vị  thánh  thần  đã  giúp  đỡ  độ  trì  vạn  chài  một  năm  làm  ăn  bình  yên
          hoặc có nhiều may mắn. Sau cuộc lễ, dân vạn tập trung ăn uống vui vẻ để kết thúc


          218
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221