Page 211 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 211
hồn hầu như phổ biến ỏ khắp tất cả các cộng đồng người, và tồn tại dai dẳng trong
đời sống tâm linh của họ.
Quan niệm lễ hội dân gian của cư dân đầm phá Thừa Thiên Huế gắn liền với
những đối tượng quen thuộc ỏ loài cá là cá voi và cá vược, và lẽ tất nhiên là ngay
chính bản thân của con người. Linh hồn là cái bất biến, tồn tại vĩnh viễn sau khi
thân xác bị thiêu hủy. Linh hồn của một con người khi đã chết thì hoặc là lên trời,
hoặc là đọa xuống địa ngục tùy theo âm đức của từng người. Quan niệm của cư
dân đầm phá cũng cho rằng con người có đến ba hồn và bảy vía nếu là nam hoặc
chín vía nếu là nữ. Cái chết của con người là do hiện tượng hồn lìa khỏi xác, vì vậy
khi gặp những tai biến bất ngờ như trúng gió bất tỉnh, bị ngã xuống nước tắt thỏ...
thì người ta đều hô hoán để gọi linh hồn quay trỏ về nhập vào thể xác nhằm trả lại
cuộc sống cho những người bị nạn.
Từ quan niệm linh hồn đó, cư dân đầm phá Thừa Thiên Huế thường xây dựng
các am, cảnh nhỏ nằm rải rác ven bờ đầm để thờ cúng các loại âm linh cô hồn bị
chết trên sông nước. Hằng tháng vào các ngày sóc, vọng (mùng một và rằm âm
lịch), ngư dân thường mang hưdng hoa lễ vật đến những nơi đó để cúng bái, có khi
là những vắt cơm nhỏ, những hạt nổ đủ màu, giấy tiền vàng bạc và hương đèn; có
khi họ chỉ thắp hương và khấn vái chứ không có vật phẩm. Lễ vật cúng xong được
ngư dân đem thả trên những chiếc bè nhỏ trôi dạt trên sông nước, với ý nghĩa phân
phát cho những vong linh cô hồn lang thang không nhà không cửa, không ai thờ
cúng, chia nhau hưỗng thụ rồi không quấy nhiễu đến công việc hành nghề của họ.
Việc thờ cúng của cư dân đầm phá xuất phát từ quan niệm có linh hồn. Lệ
cúng cô hổn từ mục đích ban đầu là “giúp đỡ” những linh hồn trôi dạt lang thang
không người thờ phụng, đã được kết hỢp thêm mục đích thứ hai là cầu mong các cô
hồn uẩn tử đừng quậy phá để công việc hành nghề của ngư dân tiến hành tốt đẹp.
Lễ cúng thờ tổ tiên
Việc chôn cất người chết ở cư dân đầm phá Thừa Thiên Huế quả là một vấn đề
hết sức khó khăn. Suốt một đời chỉ chuyên gắn bó cuộc sống với con thuyền,
nhưng đến lúc chết lại không có phần đất chôn cất, nên họ phải trình xin hoặc mua
ở các làng nông nghiệp ven bờ.
Việc xin phép hoặc mua một chỗ đất cho người chết tại các làng ven bờ không
phải lúc nào cũng thuận lợi, chính vì vậy cư dân đầm phá thường không có nghĩa
địa chung của dòng họ như cư dân nông nghiệp. Hơn nữa, cuộc sổhg chài lưới
quanh năm suốt tháng theo đuôi con cá, cái chết lại xảy đến trong nhiều tình huống
khó đoán định, nên chết ỏ chỗ nào người ta thường tìm đất ở chỗ đó để mai táng.
Sự phân tán mồ mả của người thân trong gia đình, dòng họ là nguyên nhân làm cho
con cháu những thế hệ sau hoàn toàn quên hẳn nơi chôn cất của tổ tiên.
Tuy nhiên, cũng như đại đa số dân cư Việt ỏ trên toàn quốc, cư dân đầm phá
213