Page 210 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 210

lụy mà còn vạn chài ỏ các làng lân cận cùng chung tay góp sức lo các việc nghi lễ,
             cùng tham gia vào tế tự, trò diễn dân gian  khác tạo nên sự cố kết cộng đồng. Qua
             lễ hội cúng cá ông các giá trị truyền thống được trao truyền, được bảo lưu.

                 Theo  các  nhà  nghiên  cứu  văn  hóa,  Lễ  hội  cầu  ngư,  thờ  cúng  cá  ông  là  một
             hiện tượng văn  hóa dân  gian tiêu  biểu của ngư dân ven  biển,  đặc biệt là  ven  biển
             Nam Trung bộ.  Lễ  hội cúng cá  ông có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm  linh và tín
             ngưỡng của cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân các làng vạn chài. Và qua thời
             gian, lễ hội càng được củng cố trong cộng đồng ngư dân ven biển.
                 Lễ hội cầu ngư hằng năm đã trở thành lễ hội truyền thống của bà con ngư dân.
             Tất cả  mọi  người  đểu  phấn  chấn  và  cầu  mong  ngày  lễ  được  mỏ  ra,  tư tưỏng  của
             mỗi người dân sản xuất trên biển đểu cảm thấy yên tâm  hđn, tinh thần ổn định hơn
             để cầu mong một mùa thắng lợi. Vì vậy, tham gia lễ hội cầu ngư ngoài cầu mong sẽ
             có  một năm  mưa thuận  gió  hòa,  đánh  bắt bội  thu,  bà  con  ngư dân  vùng  biển  còn
             cầu mong cho mỗi chuyến  ra khơi được an toàn,  mạnh  khỏe, chắc tay chèo tay lái,
             đặc biệt là đánh bắt được nhiều tôm, cá...


                 Mỗi  khi  Tết đến  xuân  về,  lễ  cầu  ngư được  tổ  chức  rộn  ràng  nhưng  cũng  đầy
             nghiêm trang với nhiều nghi lễ dân gian ý nghĩa, đầy màu sắc, thể hiện niềm tin và
             lòng tôn kính của những  người  lao động  biển với ông  Nam  Hải,  đồng thời thể  hiện
             nét đẹp văn hóa của ngư dân vạn chài.




             2.  LỄ  HỘI NGƯ DÂN ĐẦM  p h á th ừ a t h iê n   h u ế

                 Lễ  hội  dân  gian  của  một  cộng  đồng  người  bất  kỳ  nào  đó  bao  giờ  cũng  xuất
             phát từ quan  niệm  tín  ngưỡng  đặc trưng  của  họ.  Nguồn  gốc tín  ngưỡng  của  lễ  hội
             dân gian  không cho phép chúng ta tách  biệt rạch  ròi thành  hai  phẩn tín  ngưỡng và
             lễ hội khi nghiên cứu chúng.

                 Đối với  khu vực cư dân  đầm  phá Thừa Thiên  Huế,  ngoài  những  quan  niệm  tín
             ngưỡng và  lễ  hội mang đặc trưng chung của cộng đồng dân tộc Việt,  chúng ta vẫn
             dễ  dàng  nhận  ra  những  đặc  thù  của  cư dân  sinh  sống  trên  mặt  nước  bao  la  của
             đầm  phá.  Nó  phản  ánh  rõ  thế  giới  quan  và  nhân  sinh  quan  của  con  người  ở  đây
             dưới hình thức bình dị, mộc mạc và rất đời thường.

                 Tín ngưỡng và lễ hội dân gian cư dân đầm phá Thừa Thiên  Huế rất đa dạng và
             cực  kỳ  phức tạp,  dưới  đây  là  những  biểu  hiện  mang tính  phổ  quát của  khu  cực cư
             dân này.

                 Quan niệm linh hồn và lễ cúng cô hồn

                 Thuyết  linh  hồn  là  hình  thức  tín  ngưỡng  sơ  khai  nguyên  thủy,  phản  ánh  nhận
             thức của con  người trước sức  mạnh to  lớn  của tự  nhiên  và  xã  hội.  Quan  niệm  linh

             212
   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215