Page 205 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 205
trúc gồm nhiều công trình, mỗi công trình có nhiều gian. Cột, sà đểu bằng gỗ lim,
lợp ngói mũi hài. Đền có sân rộng, hai bên có hai tòa giải vũ, phía ngoài có hai dãy
nhà khách. Trong khuôn viên đền, cây cối quanh năm tỏa bóng.
Trải qua những tháng năm thăng trầm, Đền Rồng đã được trùng tu tái dựng
nhiều lần. Trên nền đất cũ, nhân dân địa phương đã hằng tâm công đức xây lại
ngôi đền thờ phụng bà với tấm lòng thành kính, cổng đền nay được mang dòng chữ
“Long Miếu Điện”. Trong khuôn viên đền có tòa Tiền Đường 5 gian bề thế, trên để 3
chữ “Lưu Ly Điện”. Phía sau đền là gian hậu cung, đặt điện thờ Lý Chiêu Hoàng.
Tượng bà đầu đội miện Kim Khôi, mình khoác áo long bào. Trước điện thờ có bức
hoành phi “Hậu Triều Lý Thị”. Bên cạnh là 2 câu đối được sơn son thiếp vàng rực
rỡ, tạm dịch:
“Bốn phương tích rõ dài lâu sáng
Tám điện đón vua kế tiếp thờ
Tám vua triều Lý thơm ngọc quý
Miếu Rồng ngàn năm sử vàng ghi”.
Lý Chiêu Hoàng vẫn sống mãi trong lòng nhân dân, được nhân dân hết lòng
kính trọng và xây dựng đền thờ ở nhiều nơi. Tại Đền Rồng, nơi phụng thờ bà vẫn
quanh năm hương hoa lan tỏa. Mỗi năm đến ngày giỗ bà, nhân dân địa phương lại
tổ chức nghi lễ long trọng, đón khách thập phương về cùng làm lễ dâng hương,
tưởng niệm.
14. NÉT ĐẶC SẮC TRONG TỤC CÚNG CƠM MỚI ở PHÚ THỌ
Sau thu hoạch vụ mùa, làng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có lệ cúng cơm mới vào
ngày mùng mười tháng 10. Trai làng được 18 tuổi phải làm lễ trình diện trước đình
làng. Mỗi năm, làng gọi 12 chàng trai đến tuổi, theo thứ tự được sinh ra sớm nhất từ
sau Tết âm lịch của năm sinh, đại diện làm lễ trình làng, số còn lại sẽ được gọi vào
các di.p lễ Tết tiếp theo.
Việc gọi lễ được làng báo trước ba tháng để kịp chuẩn bị. Trong các việc chuẩn
bị trình diện có tục thi gà làm lễ. Gia đình nào có con trai đến tuổi này đều nuôi sẵn
một bầy gà thiến tròn một tuổi để lựa chọn lấy vài con thật ưng ý. Phải là gà ri
thuần chủng, chân vàng, có bộ lông màu hoa mơ lốm đốm, chăn thả bình thường.
Khi được báo làm lễ, gà được nhốt hãm vào lổng, mỗi ngày cho ăn ba bữa. Cơm giã
nhuyễn quện với cám gạo xay, viên nhỏ bằng quả nhót, dấp nước bón cho gà ăn
thật no mỗi bữa, cho uống đủ nước, hãm lồng đủ ba tháng để thúc béo.
Việc làm lễ bắt đầu từ việc ngâm gạo, thổi xôi và cắt tiết gà. Dao cắt tiết gà vót
bằng cật nứa hình lá trúc, bể ngang chỉ rộng bằng lá lúa là vừa, lưỡi thật mỏng và
207