Page 202 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 202

Thần tích Ngọc Hoa không có nhưng mọi người thừa nhận sự kiêng húy danh xưng
          "Hoa" của bà con địa phưong. Các cụ  già còn kể thêm: "Ngày xưa Vua Hùng có ba
          người con gái lên trông giữ ở ba cửa rừng,  một ỏ núi Giùm  bên bờ sông Lô  (Tuyên
          Quang), một ỏ Đông Cuông bên bờ sông Hồng (Yên Bái) và một ở Thác Bà bên bờ
          sông Chảy. Tuy nhiên, thần tích của Đển Đông Cuông và đền Giùm không xác định
          như vậy.

               Nữ thần Diệu Minh Đạt là vị duy nhất được nhắc đến trong sắc phong cùng văn
          chầu và bài khấn. Ngài choàng khăn đỏ, vận áo đỏ. Không rõ thân thế. Ngoài thần
          Diệu  Minh  Đạt,  đền  còn  thờ  Tam  Phủ  và  các  Hoàng  Cô  Hoàng  Cậu  như các  đền
          khác.

               Đầu  năm,  ngày  8  và  9  tháng  giêng  âm  lịch,  Đền  Mẫu  Thác  Bà  tổ  chức  tiệc
          mẫu:  Lễ  chay ở  hậu  cung  có  bốn  bát  chè  kho  đậy  kín  bằng  bống  bát  úp  trên  và
          thanh  bông  hoa quả.  Ngoài  cộng đồng  bày lễ  phẩm  mặn;  gà trống  luộc chín,  oản,
          xôi, hoa quả.  Hát chầu văn ca ngợi công đức Mẩu và  rước kiệu  Mẩu  lên đền Đồng
          Sủng (thuộc xã Văn Chính nay đã chìm  ngập dưới lòng hồ). Quanh đền diễn  ra các
          trò chơi: ném còn, đánh yến, chọi gà, vật...

               Cuối năm,  lễ thường vào ngày 10/10 âm lịch.  Khách hành hương và con nhang
          đệ tử  phần  đông  là  dân  Yên  Bình.  Có  một  loại thiện  nam  tín  nữ  độc  hữu  của đền
          Thác Bà:  khách  bái vọng  gồm  các chủ  bè,  chủ  buôn  sông  nước và  chân  sào  mỗi
          khi thuyền  bè  qua đền  đều  “ném  tiền  xuống thác"  và  đốt hương vàng  vái với,  cầu
          xin Mẩu và chư thẩn phù hộ bình yên.

               Đồ  thờ  trong  Đền  gồm:  một  pho  tượng  gỗ,  sơn  thiếp,  vận  sắc  phục  đỏ,  thờ
          trong hậu cung. Bốn góc có bốn pho tượng nữ gỗ tô mầu tượng quanh tượng Mẫu.
               Sắc  phong  có  6  bản  gồm:  Tự  Đức  năm  thứ  33  (1880)  gồm  một  bản  chính  và

          một  bản  sao  phong  cho  thần  nữ  Diệu  Minh  Đạt.  Đồng  Khánh  năm  thứ  2(1887)
          phong cho thần nữ Thục Diệu Minh Đạt. Duy Tân năm thứ 3 (1907) phong lần thứ 2
          cho thần  nữ Thục  Diệu  Minh  Đạt.  Khải  Định  năm  thứ  9  (1924)  phong  cho thần  nữ
          Huyền  Diệu  Minh Đạt...  Ngoài  ra còn  có  một sắc  phong đời  Lê  cảnh  Hưng  bị thất
          lạc.

               Sau khi được trùng tu tôn tạo, nhìn về xuôi đền Mãu tọa lạc bôn hữu ngạn sông
          Chảy,  nhà  máy Thủy điện  Thác  Bà  định  vị  giữa  dòng,  khối  tượng  đài  an  bài  ngay
          ngã  ba sát móp đường  bến  Cảng và  đầu  đường  đập  bên  phải  nhà  máy,  làm  gạch
          nối  giữa đền  Mẫu  và  nhà  máy Thủy điện.  Cả  ba  dang  tay hướng  về  đất Tổ  Hùng
          Vương, tạo sinh một bình tuyến độc hoành, mang trong  mình âm  hưỏng,  ngôn  ngữ,
          tư duy vể quá khứ, hiện tại, vỊ lai.

               Hiện  nay,  hậu  cung  Đển  Mẫu  có  Tông  tượng  Mẫu  Thác  Bà;  Cung  giữa:  Thờ
           Tam  Tòa Thánh  Mảu;  Cung  Cộng  đông  ngoèil*.  G\Qa \à  Khoang Tứ  Phủ,  bên  phẻi\
           (nhìn  vào)  bày tượng  ông  Hoàng  Bát tức  ông  Bát  Nùng,  bôn  trái  là  tượng  bà  Thủ
           204
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207