Page 198 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 198
Hình ảnh Bà Chúa Kho được truyền tụng trong dân gian với sự ngưỡng mộ tôn
thờ của dân vùng Kinh Bắc và khách thập phương cả nước. Tương truyền, bà Chúa
Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương
thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có
công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả cảm, cổ Mễ, Thượng Đồng. Giúp
mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp... Sau này bà trở thành một vị hoàng hậu
(tương truyền vào thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho
lương, bà đã bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng vào ngày 12 tháng
giêng năm Đinh Tỵ (1077). Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã
có chiếu phong cho bà là Phúc Thần, nhân dân cổ Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ỏ vị
trí kho lương trước kia. Không ai biết tên thật của Bà là gì, chỉ gọi một cách tôn kính
là Bà Chúa Kho. Hằng năm nhân dân địa phương tổ chức ngày tưởng nhớ đến bà
rất trang nghiêm trọng thể.
Ngôi đền nhìn vể hướng Nam, phía trước là dải đồng trũng, uốn khúc theo triền
núi bên dòng sông cầu, quanh năm nước đầy tạo thành hồ lớn - gọi là hồ Đổng
Trầm (hiện đã được quy hoạch xây dựng Khu Du lịch). Đền có kiến trúc của thời
Lê, được bố trí theo chiểu dọc, chạy từ chân lên sườn núi Kho. cổng tam quan là
công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này, các công trình chính của đền bao gồm
sân đền, hai dải vũ, tòa tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể
thống nhất, uy nghi. Chị Hồng, quê ỏ TP Nam Định, người có 7 năm liền đến lễ ỏ
đền Bà Chúa Kho kể: “Mình đi nhiều nơi song thích nhất kiểu kiến trúc ỏ đây. Mấy
năm trước đến đây mình thường bị những người bán lễ, sớ, khấn thuê bám theo,
chèo kéo, ép giá nhưng giờ hiện tượng này gần như không còn. Các khu vực bán
hàng, dịch vụ hành lễ được quy hoạch rõ ràng, mỗi cửa hàng đều treo bảng giá chi
tiết dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các cụ trong Ban Quản lý di tích, an ninh
trật tự cũng được bảo đảm nên mình thấy rất yên tâm và thoải mái”.
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trỏ thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giói
kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong cả
nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho, cầu
mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc, ông Nguyễn Văn Quân,
Trưỏng Ban Quản lý cụm di tích đền Bà Chúa Kho cho biết: “Khách thập phương về
ngắm cảnh, hành lễ tại đây năm sau đông hơn năm trước, tập trung nhiều nhất vào
3 tháng lễ hội từ tháng Chạp sang đến Giông, Hai. Có ngày, lượng khách lôn đến
hàng nghln người, chúng tôi phải huy động toàn bộ 500 thành viên trong Ban Quản
lý ra để trực và phục vụ. Sau mùa lễ hội, tiền công đức được dùng để trùng tu, mua
sắm đồ thờ, dụng cụ ngay năm đó. Trung bình mỗi năm tính cả tiền mặt và hiện vật
được nhân dân công đức có giá tri khoảng hơn 1 tỳ đổng...".
Có thể nói, hiện tượng tín ngưỡng thờ Mẫu ỏ đền Bà Chúa Kho là nét văn hóa
dân gian vừa làm thỏa mãn nhu cẩu tín ngưỡng tâm linh vốn có của một bộ phận
200