Page 193 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 193
- Làm cỗ bình thường (gọi cỗ “bàn than”): chỉ có mấy món chế biến từ thịt lợn:
luộc, rang, lòng, có thể thêm đĩa giò.
- Làm cỗ to (gọi là cỗ “đồ Tàu”) có những món cầu kỳ hơn, thường mỗi mâm có
có bốn bát và tám đĩa: giò, nem, ninh, mọc, nấm, bóng...
Có gia đình khá giả làm cả bò, lợn, gà (hoặc dê) gọi là cỗ “tam sinh”.
Những giỗ làm theo phạm vi rộng thường 30 mâm, có nhà tới hàng trăm mâm,
trong phạm vi hẹp độ 5-10 mâm (mỗi mâm 6 người).
Trước ngày giỗ độ 10 ngày, ông trưởng (con trai đầu) mời tất cả con trai, con
gái của người mất đến họ để thống nhất cách làm giỗ và phân công mỗi người một
nhiệm vụ; người mua thực phẩm, người mượn bát đũa, mâm nồi, người dựng rạp.
Các người con tự nguyện đóng góp, tùy khả năng và tùy tâm, không bổ bán, không
chia đều. Sau khi thống nhất, hai vỢ chồng trưỏng nam phải đích thân đi mời từng
nhà: “Tiếng chào cao hơn mâm CỖI", có nhà ế hàng chục mâm cỗ chĩ vì sơ suất khi
mời.
Cũng như các nơi khác, ở đây nhà nào cũng có một bàn thờ gia tiên đặt ở gian
giữa - nơi trang trọng nhất, từ hai cột chính đến sát tường sau. Nhà nghèo thì bàn
thờ là một tấm gỗ sơn dỏ nối hai cột chính với hai cột sau. Trên tường chính giữa
dán một vuông giấy đỏ có viết một chữ Hán to “Phúc" hoặc "Thẩn". Trên tấm gỗ,
đặt ba bát hương, bát giữa kê cao hơn thờ thần linh, bát bên phải thờ gia tiên và bát
bên trái thờ các "bà cô, ông mảnh" - những người chết chưa vợ, chưa chồng và
được gia đình coi là linh thiêng. Hai góc trước của bàn thờ có hai cây nến tiện bằng gỗ.
Nhà khá hơn thì bàn thờ là một án thư có trang trí hoa văn, sơn son hoặc sơn
then (đen), đèn nến bằng gỗ tiện sơn son. Nhà giàu thì chạm trổ "tứ linh" (bốn con
vật thiêng: long (rồng), ly (kỳ lân), quy (rùa), phượng (chim phượng hoàng); mặt
trước án thư là một tấm gỗ quý chạm "mai long" (cây hoa mai uốn hình rồng) hoặc
chữ "ngũ long" (năm con rồng quây thành một vòng tròn), tất cả đều bằng sơn son
thếp vàng. Trên án thư có bộ "tam sự" bằng đồng, có nhà còn thêm bộ đài rượu
bằng gỗ sơn son hoặc bằng đồng (gồm ba khối hình ống, đáy cao, có nắp đậy, trên
mỗi đáy đặt một chiếc chén hạt mít, khi cúng cơm, gia chủ mở nắp, rót vào chén).
Có nhà thêm ống cắm hương chưa thắp, mâm bồng để bày hoa quả... Những năm
từ giữa thế kỷ XX, khi kỹ thuật chụp ảnh (hình) phổ cập, thì trên án thư còn đặt ảnh
những người đã mất; trên tường sau còn treo một bức hoành, có 3 - 4 chữ Hán to,
ghi nguyện vọng, sự cầu mong của gia đình và đôi câu đối phẳng hoặc hình lòng
máng nói về công đức của tổ tiên và lòng hiếu của con cháu; tất cả đều sơn son
thiếp vàng, ở các nhà thờ “đại tôn", sau án thư là một tấm cửa võng, chạm trổ tinh
vi, sơn son thiếp vàng, phía sau treo hai cánh màn bằng vóc hoặc nhiễu đỏ, ngăn
án thư với "hậu cung", khi cúng, gia chủ vén màn sang hai bên, để lộ cung sau.
Hậu cung là một cái bục lớn, cao ngang án thư bằng gỗ hoặc xây gạch, sát đến
195