Page 194 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 194

tường  sau,  trong  cùng  no  một chiếc  bàn  vuông,  trên  đặt chiếc  ngai  sơn  son  thiếp
          vàng, trên ngai đặt chiếc bài vị gỗ mấy dòng chữ Hán: họ, chi, quê...  Hai bên  ngai,
          đặt  hai  giá  cắm  nến;  khi  cúng,  gia  chủ  thắp  nến  để  chiếu  sáng  cho  cung.  Trước
          ngai  có  một chiếc  mâm  gỗ  vuông  cao  để  đặt cỗ  khi  cúng  cơm.  Thường  vào  ngày
          giỗ trong,  nhà ông trưởng  nam tấp nập từ chiều hôm trước, để hoàn tất việc chuẩn
          bị và để cúng cơm.

               Thường vào ngày giỗ  trọng,  nhà  ông  trưòng  nam  tấp  nập từ chiều  hôm  trước,
          để hoàn tất việc chuẩn bị và để cúng “tiên thường". Hôm giỗ, mọi việc diễn ra khẩn
          trương từ 2  - 3 giờ  sáng  dưới ánh  đèn  đuốc,  nhóm  giết lợn,  giết bò,  chuẩn  bị thực
          phẩm,  người  vo gạo,  thổi  xôi... Tiếng  cóc cách  giã  giò  hòa tiếng  lao xao  người  nọ
          hỏi người kia, lệnh của ông trưỏng vang vang... tạo ra một không khí nhộn nhịp của
          một nhà có đám.

               Khoảng 8 giờ sáng, các mâm cỗ đã xong,  một hoặc ba mâm  được để lên  bàn
          thờ  (hoặc cung  sau),  ông trưỏng  nam,  áo the  khăn  xếp,  bước  lên  chiếc sập trước
          bàn thờ để thắp hương, đèn nến  rồi đứng giữa sập,  hai tay chắp giữa ngực,  lên gối
          xuống  gối  lễ  ba  lần,  đoạn  đứng  nghiêm,  mười  ngón  tay  đan  vào  nhau  và  đưa  lên
          ngang trán, miệng lầm rầm khấn. Bài nhấn có ba phần. Mỏ đầu là  ngày tháng năm
          (âm  lịch),  tại  nhà  thờ  ở  thôn,  xã,  huyện,  tỉnh...  tiến  chủ  tên  gì,  nhân  ngày  giỗ  ai,
          thành tâm cúng tiến những gì. Phần sau là gia chủ  kính mời từ thần linh, thổ địa, táo
          quân...  đến  tên  họ  và  hiệu,  nơi  an  táng  các  vị  trong  gia  đình  theo  thứ  tự  từ  trên
          xuống  (chỉ  khấn  nam  và  dâu  họ,  nữ  không  khấn,  trừ  trường  hỢp  chết  chưa  có
          chồng).  Cuối  bài  khấn  là  những  cầu  xin.  Khấn  xong,  ông trưởng  nam  lễ  một  lễ  và
          ba vái nữa, rồi rót rượu cúng.  Một số họ lớn, khi giỗ tổ họ, tổ chức dâng hương tế tổ
          và  thay  bài  khấn  bằng  một  bài  văn  tế,  ông  trưỏng  lễ  xong  thì  đọc  bài  văn  tế,  rồi
          đem ra sân đốt như đốt sớ ở đình chùa.

               Khi ông trưỏng  nam  khấn xong,  những  người đến dự giỗ  lần  lượt già trước, trẻ
          sau vào lễ, người nào cũng đem một ít hoa, quả hoặc vàng hương, trầu rượu đặt lên
          bàn thờ  rồi  lễ,  mỗi  người  ba lễ  một bái,  nam thì  lễ  như ông trưỏng,  nữ thì  ngồi vào
          góc sập, chắp hai tay trước ngực,  khi cúi thì giáp mặt tận chiếu,  hai  bàn tay xòe  ra
          đặt hai bên đầu.  Những bà gia đình có đại tang (bố mẹ  hoặc chồng  mới chết)  phải
          lật một phẩn chiếu, ngồi xuống mặt sập,  hai tay lật ngửa vòng khăn trắng quấn tóc
          mà lễ.

               Thường  cháy dỏ  tuần  hương  thứ  hai  thì cúng  cơm  và  cuối  tuần  hương  thì  ông
          trưởng nam tạ lễ, hóa vàng rồi hạ cỗ cho con cháu xin lộc.

               Sơ qua phong tục cúng  giỗ  của người  Hà  Nội  khoảng  giữa thế  kỷ XX  như vậy
          để thấy ông cha ta rất cẩn trọng khi cúng giỗ. Giỗ là để họp mặt gia đình, để tưỏng
          nhớ và noi gương tốt của những người thân trong gia đình đã mất, đó là việc hiếu, là
          một hoạt động tâm linh của người Việt nói chung, người Hà  Nội nói  riêng. Nó mang


          196
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199