Page 190 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 190

ở từng nhà diễn ra ỏ hai vấn để:

              Một  là  ở  các  nhà  của  dòng  họ.  ở  những  nhà  này  mỗi  khi  làm  nhà  mới,  ra  ỏ
         riêng dù  ỏ đất bố mẹ  cho thì cũng  lập bàn thờ và coi  như có thổ công  riêng. Trên
         bàn thờ riêng này coi như đã có các cụ  là những người trên đã khuất được gia đình
         tôn thờ. Vào các ngày mùng một, mười lăm hằng tháng hoặc ngày lễ  ngày Tết đều
         sắp lễ thắp hương cúng các cụ mong các cụ phù hộ độ trì cho con cháu thành đạt.
              Hai  là  ở  gia đình  ông  trưỏng  họ  (hoặc  nhà  thờ  họ),  nhà  thờ  họ  thì  ít,  gần  đây
         mới có phong trào xây dựng nhà thờ họ, còn đa số vẫn sử dụng nhà ông trưởng họ
         để thờ cúng tổ tiên, ở bàn thờ  này các cụ từ thủy tổ trở xuống đều coi như có  mặt
         về dự lễ cúng của con cháu vào dịp giỗ tổ, giỗ các cụ bề trên khác. Ngày giỗ tổ con
         cháu các nơi về tham dự. ông trưỏng họ phải  lo liệu mọi việc trong ngày giỗ chạp.
         Nhìn  chung  các  nhà  về  đều  có  đóng  góp  để  ông trưởng  lo việc,  đa số  là  tùy tâm
         không áp đặt, còn các ngày giỗ khác thì tùy theo, ai về được thì về chứ không bắt buộc.

              Trong ngày giỗ, các họ có nhắc tới công lao các tổ với dòng  họ, với con cháu,
         mong  mọi  người  cố gắng  duy trì và tích  cực đóng góp  công  sức vào việc họ,  việc
         nước, việc nhà để dòng họ rạng danh hơn nữa. Ngoài ra còn bàn thêm những công
         việc của họ  như lập gia phả, tiết lệ  cho phù  hợp,  khuyến  học,  xây dựng thêm  nhà
         thờ...

             Trong  việc  thờ  cúng  tổ  tiên  còn  có  tiết  mục  chăm  lo  tới  phần  mộ  các  cụ  tổ.
         Nhìn chung ngày nay dân ta làm ăn khá hơn trước nhiều nên việc chăm lo phần mộ
         các tổ được chú ý hơn xưa. Nhiều dòng họ tổ chức đóng tiền của xây cất mộ các cụ
         rất khang trang,  sân  mộ,  nhà  mộ,  mộ  đều  sạch đẹp.  Ngày giỗ  chạp  nhiều  họ  đều
         có con  cháu  ra thắp  hương  dọn  dẹp  để  các cụ  chứng cho tấm  lòng của con  cháu
         ngày nay.

              Có thể nói rằng việc thờ cúng tổ Việt và tổ tiên bách gia ở  Bắc Giang là  rất rõ
         rệt,  nó  không chỉ được thể  hiện  ở trong cộng đồng cư dân  người  Việt mà  còn  ảnh
         hưởng tới cả cư dân các dân tộc thiểu số cả về quan  niệm và  hình thức biểu  hiện.
         Bà con các dân tộc cũng quan niệm vua Hùng là tổ dân tộc Việt, các dân tộc thiểu
         số  là  thành  viên  của dân  tộc  Việt  nên  không thể  có  lý  do  gì  mà  quan  niệm  khác
         nhau.  Do đó  ngày 10/3 âm  lịch  họ cũng đi đền  Hùng giỗ tổ,  họ cũng  nhắc nhỏ con
         cháu  làm theo lời  Bác  Hồ  nói về  vua Hùng cho tốt.  Còn về  hình thức thể  hiện thờ
         cúng thì nhiều gia đình dân tộc thiểu số cũng bài trí đẹp như người Kinh. Cũng cúng
         tổ tiên như người Kinh, có khác nhau cũng không là mấy.

              Những đặc trưng tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

             - Bắc Giang  là địa bàn  ít có thiết chế văn hóa thờ vua Hùng hay nói đúng hơn
         là không có nơi nào thờ vua Hùng riêng. Duy nhất chỉ có một nơi thờ Mẫu Âu Cơ là
         đền  thờ  Âu  Cơ  ỏ  xã  Đồng  Lạc,  huyện  Yên  Thế.  Đền  này  qui  mô  nhỏ,  nằm  kề
         đường  tỉnh  lộ  từ  Bố  Hạ  đi  cầu  Gồ.  Trước  đây  đổ  nát  và  mới  được  bà  con  địa
         192
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195