Page 188 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 188
lớn Hoàng Thạch để thể bồi. Trước mặt Quan lớn, một người sẽ chặt đứt cây chuối
hoặc đập vỡ bát và cất lời thể để ngài chứng giám. Nếu lời người thề bồi mà sai trái
ắt sẽ bị thần quỏ mà gặp tai ương, tính mạng khó giữ. Chính vì thế, nhiều mâu
thuẫn của dân làng cũng nhờ ngài mà được hóa giải. Những người lỡ làm chuyện
không tốt cũng tìm đến đền thờ Hoàng Thạch để sám hối, nếu không tâm cũng
không yên mà trong lòng áy náy, day dứt rồi sinh bệnh tật.
Theo lời kể thì nhiều người dân trong làng mắc bệnh nan y, bệnh viện trả về
mà ra cầu khấn với “ông Hoàng Thạch” bỗng chốc lại đi lại bình thường, sức khỏe
hồi phục. Chẳng hiểu vì ngài linh thiêng phù hộ cho khỏi bệnh, hay nhờ cầu khấn
ngài mà tâm lý người bệnh được thanh thản, tinh thần phấn chấn rồi bệnh tình cũng
vì thế thuyên giảm hay không. Tuy nhiên, dân làng cũng lấy những chuyện ấy mà
càng trọng vọng, tôn kính “ngài” hơn.
Tượng Quan lớn Hoàng Thạch được xây cao, mắt hướng thẳng sang làng Hát
Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), nhìn về phía Tây, cách khoảng 4km, nằm men theo
con sông Hồng. Dân làng vẫn thường đồn rằng, tất cả những nhà nằm chắn hoặc
che khuất tầm mắt của ngài đều sẽ gặp vận rủi. V) vậy, ai có phần đất nằm ngang
lối ấy khi xây nhà đểu cố gắng xây tránh ra.
Truyền thuyết liêu trai
Kính cẩn, trọng vọng bức tượng “chó đá” Quan lớn Hoàng Thạch, nhưng những
người am hiểu hay biết nguồn gốc của tượng thần trong làng, chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Nguồn gốc thực sự thì không ai nắm được, cũng không có sổ sách nào
chép lại, tuy nhiên, dân làng vẫn truyền nhau một truyền thuyết về “ông Hoàng Thạch".
Truyền thuyết bắt nguồn từ một gia đình có hai anh em ỏ Hát Môn cách đây đã
ngoài 400 năm. Người anh là một vị quan trong triều đình, ở nhà chỉ còn em trai với
chị dâu.
Ngăn buồng của chị dâu và em trai là một vách đất thủng một lỗ to bằng nắm
tay, Đêm đêm, khi ngủ, người em thường thò tay qua bức vách đặt lên bụng chị dâu
vì sỢ chị ngoại tình. Thế nhưng, vài tháng sau khi vị quan kia về thì thấy vợ mình có
chửa, nghi em trai dan díu với chị dâu, trong lúc nóng giận, vị quan đã sai người giết
chết em trai cho hả giận.
Người em sau khi chết oan, về báo mộng cho người làng nỗi khổ của mình và
yêu cầu nhân dân dựng cho mình một bức tượng. Bức tượng ấy sau khi hoàn thành
thì được thả xuôi theo dòng sông.
Bức tượng trôi đến địa phận xã Thọ Xuân, nằm đối diện làng Địch Vĩ, ngăn bởi
con sông Hồng. Lúc bấy giờ, dân làng mới đổ ra xem pho tượng lạ. Nghĩ hẳn là pho
tượng quý, người dân Thọ Xuân cử hàng trăm thanh niên trai tráng ra khiêng tượng
về, nhưng không thể khiêng nổi. Bấy giờ, bốn người thôn Địch Thượng mới hò nhau
190