Page 184 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 184

hương để thờ. Từ khi rước Tứ  Pháp về thờ thì được mưa thuận gió  hòa,  mùa màng
        tươi tốt.

            Hằng  năm  cứ vào dịp Tết Nguyên  đán,  rằm  tháng  giêng,  rằm  tháng  Bảy,  đặc
        biệt là ngày mùng 8 tháng 4, dân các địa phương gần xa lại đến chùa mỏ hội,  rước
        kiệu, cầu  nguyện tấp  nập.  Vào những  năm  hạn  hán  hay mưa gió  thất thường,  các
        chùa  Bà  Đanh,  chùa  Bến,  chùa  Bầu  người  ra vào cũng  lễ  rất đông. Từ  năm  1990
        đến  nay,  việc thờ  cúng Tứ  Pháp  ỏ  các địa  phương  Kim  Bảng,  Thanh  Liêm,  thị  xã
        Phủ  Lý bắt đầu có xu  hướng gia tăng cả về quy mô lẫn phạm vi lễ thức. Chùa Quế
        Lâm, chùa Trịnh  Sơn, chùa Bẩu đã được tu  bổ tôn tạo lại  rất khang trang.  Dân địa
        phương và khách thập phương về cúng lễ cũng ngày một tấp nập hơn.

            Xét bản chất sâu xa, tín ngưỡng Tứ Pháp bắt nguồn từ quan  niệm vạn vật hữu
        linh. Đây là  một quan  niệm tối cổ của con  người trong quá trình  sống  phải đối  mặt
        với  muôn  vàn  khó  khăn  do mà  thiên  nhiên  tạo  ra.  Quan  niệm  vạn vật đều  có  linh
        hổn,  ngưòi  nguyên thủy nhìn thấy đằng sau  mỗi  hiện tượng tự nhiên đều có  một vị
        thần. Vị thẩn đó quyết định sự vận hành của vũ trụ, trong đó có đời sống con người,
        đặc  biệt,  đối  với  một  vùng  đất  nông  nghiệp  trồng  lúa  nước.  Quan  niệm  về  thần
        Mưa, thần Gió hẳn đã ăn sâu vào tâm thức người dân Việt từ xa xưa, trước khi Phật
        giáo đặt chân  tới  mảnh  đất  này.  Đến  khi  Phật giáo vào  Việt  Nam,  các  nhà  sư đã
        nhln thấy rõ điểu đó và nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì
        phải có sự dung hòa với tín ngưỡng dân gian. Nhận thức ấy không sai lầm, và đó là
        nguyên  nhân  sâu  xa của cuộc  hôn  phối  tinh  thần  giữa  một  người  con  gái  bản  địa
        (tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian) với một vị chân tu thông tuệ (tượng trưng cho
        một tôn giáo lớn). Kết quả của sự giao thoa văn hóa ấy là hệ thống Tứ Pháp, bốn vị
        Phật  mang  đậm  tính  chất  dân  gian  của  người  Việt  mà  có  người  gọi  không  sai  là
        Phật giáo dân gian.

            Người phụ  nữ Việt Nam, người có công tái tạo một tôn giáo lớn trong những cơ
        thể  mới  mang đậm tính  bản  địa,  rất thiêng  liêng,  huyền  bí mà  rất gần  gũi với cuộc
        sống đời thường  của  người  dân,  được tôn  làm  Mẹ  Phật.  Đó  là  sự tôn  vinh  đối  với
        người có công tái tạo sinh thành một hình thức tôn giáo mới, tôn giáo của người dân
        cầu mong mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc, tôn giáo của sự phát hiện ra sự
        tương tác mật thiết giữa sự huyền bí của vũ trụ với cuộc sống đời thường. Đó là triết
        lý sâu xa của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trong đời sống tâm linh của người dân Việt.




        2.  MỘT SỐ TỤC THỜ ĐỘC ĐÁO ở ĐẤT THĂNG  LONG -  HÀ NỘI


            Bên cạnh phong tục thờ tổ tiên, thờ Thành  hoàng, thờ  Phật, thờ  Mẫu... Thăng
        Long - Hà Nội có những tục lệ riêng không phải nơi nào cũng có.




        186
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189