Page 183 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 183

I. NHỮNG TỤC LỆ  THỜ CÚNG DẶC SẮC


                                      CỦA MIỀN BẮC






      1.  TÍN NGƯỠNG THỜ TỨ PHÁP ở ĐỒNG  BẰNG  BẮC  bộ

          Nằm ỏ  phía Tây Nam đồng bằng  Bắc bộ, vừa là vùng đồng bằng, vừa là vùng
      bán  sơn địa,  sản xuất nông  nghiệp là chính, các cư dân  nông  nghiệp  Hà  Nam cho
      đến nay vẫn còn lưu giữ trong đời sống văn hóa tinh thần của mình  nhiều  hình thái
      tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ. Đậm nét nhất, có thể nói, là tín ngưỡng thờ
      Tứ Pháp.

          Tín  ngưỡng thờ  Tứ  Pháp  là tín  ngưỡng thờ  bốn vị thần tự  nhiên  có ảnh  hưỏng
      quyết  định  đến  đời  sống  nông  nghiệp  đang  ở  tình  trạng  lệ  thuộc  hoàn  toàn  vào
      thiên  nhiên,  Đó  là  bốn  vị:  Thần  Mưa gọi  là  Pháp Vũ, thần  Mây là  Pháp Vân, thần
      Sấm  là  Pháp  Lôi, thần  Chớp  là  Pháp Điện.  Truyền thuyết vể  việc xuất hiện tục tờ
      bốn  vị  thần  này  được  chép  vào  sách  Lĩnh  Nam  chích  quái  với  tên  truyện  Man
      Nương. Truyện kể rằng ở vùng Thuận Thành,  Bắc Ninh, có cô gái  Man  Nương đến
      chùa Phúc Nghiêm dốc lòng  học đạo. Trụ trì chùa này là  một nhà sư người Ấn Độ
      tên là Khâu Đà La.

          Tình cờ một hôm, do nhà sư vô tình bước chân qua người Man Nương mà nàng
      có mang. Nàng xấu hổ bỏ về quê. Đến khi sinh con, nàng mang đứa con gái ấy đến
      trả  nhà  sư.  Nhà  sư  mang  đứa  con  đó  gửi  vào  gốc  cây  trao  cho  Man  Nương  một
      chiếc gậy và  dặn  khi  nào  hạn  hán  thì  lấy gậy chọc vào đất để  lấy  nước cứu  dân.
      Khi  Man  Nương  80  tuổi,  cây  đa  cổ  thụ  mang  đứa  con  của  bà  bị  đổ,  trôi  đến  bến
      sông  Dâu.  Bao  nhiêu  người  cũng  không  kéo  nổi  cây  lên  bờ,  chỉ  có  Man  Nương
      động  tay vào thì  cây di  chuyển.  Man  Nương  cho tạc cây thành  4  pho tượng  Phật.
      Khâu Đà  La đặt tên  là  Pháp Vân,  Pháp Vũ,  Pháp  Lôi,  Pháp Điện,  mang vào chùa
      thờ tự.  Đứa con  bà  gửi  gốc cây nay đã  hóa đá,  rìu  chạm  vào bị  mẻ  hết,  rước vào
      điện  Phật để thờ thì tảng đá phát hào quang rực rỡ. Người bốn phương tới đây cầu
      mưa,  không  lúc  nào  không  ứng  nghiệm,  bèn  gọi  Man  Nương  là  Phật  Mẫu.  Ngày
      mùng  8  tháng  4,  Man  Nương  tự  nhiên  hóa,  nhân  dân  lấy  đó  làm  ngày  sinh  của
      Phật.  Hằng  năm  tới  ngày  này,  người  bốn  phương  đến  tụ  tập  ở  chùa  để  vui  chơi,
      tưỏng nhớ đến Mẹ  Phật,

          Thoạt đầu, Tứ Pháp chĩ được thờ trong các chùa ỏ vùng Luy Lâu.  Dần dần, do
      tính chất linh  ứng của  nó  mà  lan  dần  ra nhiều vùng quê  ỏ  châu thổ  Bắc bộ,  trong
      đó có một số vùng quê ven sông Đáy của tỉnh Hà Nam. Tương truyền, các làng quê
      vùng Hà  Nam co nghe tiếng Tứ Pháp ỏ Bắc Ninh linh  ứng đã  lên đó xin  rước chân

                                                                                             185
   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188