Page 185 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 185

Tục thờ M ặt trời

        Thời  nguyên  thủy  mặt trời  được  con  người  suy tôn  là  vị  thần  tối  linh.  Mặt trời
   đem  đến  ánh  sáng,  niềm  tin,  xua đêm  đen,  tà  khí,  hồi  sinh  sự  sống.  Nhiều  người
   cho rằng: hình tượng mặt trời với hình dung ngôi sao nhiều cánh được chạm khắc ở
   trung tâm điểm của mặt trống đồng được phát hiện ở cổ Loa năm 1982, có niên đại
   cách đây trên hai nghìn năm. Tín ngưỡng thờ mặt trời còn thấy xuất hiện lẻ tẻ trong
   một số sinh hoạt lễ hội.

        ở làng Đông Đồ (Đông Anh) có tục hất phết. Quả phết sơn đỏ được chuyền từ
   đông  sang tây.  Có  người  cho đó  là  lập  lại  chuyển  động  biểu  kiến  của  mặt trời  và
   suy tôn mặt trời.

        Đền  Bạch  Mã  ở  phố  Hàng  Buồm  thờ  Ngựa Trắng.  Truyền thuyết kể  rằng thời
   Lý Công  uẩn  định  đô,  ông xây thành  mới.  Song xây đến  đâu  lại đổ đến đấy.  ông
   cầu đảo ỏ đền Long Đỗ. Một sáng từ đền bước ra một Ngựa Trắng, ngựa chạy vòng
   sang  phía  tây  rồi  quay  lại  đền.  Vua  hiểu  ý,  cho  xây  theo  vết  chân  ngựa  và  quả
   nhiên thành công. Vua bèn tạ lễ và từ đó đền Long Đỗ có tên là đền Bạch Mã, nay
   mang  biển số nhà 76  Hàng  Buồm.  Nhiều  nhà  nghiên cứu cho rằng  Ngựa Trắng  là
   biểu tượng  mặt trời đi từ đông sang tây.  Phải chăng sau những  ngày mưa gió,  mặt
   trời hiện ra, sưởi khô mặt đất, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc xây dựng?

        (Trong tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ, mặt trời được coi như cỗ xe, xe này do
   ngựa  kéo.  Cho  nên  ngựa  cũng  được  coi  là  ánh  sáng  và  hội  nhập  vào  hình  tượng
   mặt trời. Đặc biệt ngựa trắng  là  hình  ảnh của cái dẹp toàn  bích, biểu trưng cho sự
   uy nghi, đi từ đêm sang ngày, đem ánh sáng xua tan đêm tối).

        Tục thờ đá

        Đá là vật mà người nguyên thủy suy tôn là thẩn. Đá là công cụ lao động của họ
   ở thời tiển sử (rìu đá, bàn nghiền đá...).

        Con  người  dùng đá tạo  ra lửa. Tín  ngưỡng thờ đá  xuất hiện  nhiều  nơi.  Như đá
   được chôn quanh mộ người chết của người Việt cổ, nay còn thấy dấu vết ở các mộ
   người  Mường.  Một số địa phương còn  có tục giữ tại  nơi thờ cúng  một vật bằng đá
   làm  vật thiêng  phù  trì cho xóm  làng.  Như ỏ  làng  Gióng  (Gia  Lâm)  có thờ  tảng  đá
   sau này được giải thích là giường của Gióng. Cạnh giường còn có một hòn đá  hình
   liềm. Sau này bảo đó là liềm mà mẹ Gióng dùng cắt nhau khi sinh chàng. Đó chính
   là tín  ngưỡng thờ đá.  Hay như tượng  nàng  Mị Châu ỏ cổ  Loa kỳ thực cũng là  khối
   đá cuội kết. Một loại đá trầm tích có hình dáng giống như một thân người.

        Còn phiến đá hình người mà xưa kia người ta đào được bên Hồ Gươm và tôn là
   thần  Phật,  một thời  được thờ ở  ngay chính chỗ  phát hiện  nay là  chùa Bà Đá  (số  1
   phố  Nhà  Chung)  cũng  như phiến  đá  tương  truyền  là  cái  “gối  đầu”  của thánh  Linh
   Lang ỏ đền Thủ Lệ đều thuộc tín ngưỡng thờ đá.

                                                                                          187
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190