Page 186 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 186

Tục thờ cây

               Sử  thi  Đẻ  đất đẻ  nước  của  dân  tộc  Mường  (gần  gũi  với  người  Việt)  bảo  rằng
          cây si sinh ra giống người.

               Tín  ngưỡng  này cho  rằng  cây cỏ  đểu  có  linh  hồn. Từng  đã  có  câu  ngạn  ngữ;
          “Thần cây đa, ma cây gạo”, ở Hổ Tây có truyền thuyết kể rằng xưa hồ là  một rừng
          lim.  Gỗ  lim  cứng  như sắt  nên  thần  rừng  lim  này gọi  tên  là  Thiết  Lâm.  Thần Thiết
          Lâm được thờ ở một số nơi như đình Hàng vải (phố Hàng vải), đình Tân Khai  (phố
          Hàng Gà).

               Phố Hàng Bông có đền cây đa Cô Quyền một thời cũng là  nơi thờ tự sầm  uất.
          Ngoài  ra ở thôn  Phúc Lâm  nay là  khu vực phố Gầm  cầu và  cuối  Yên  Phụ  có thờ
          Mộc Thị. Mộc thì rõ là cây rồi. Thị có phải là tiếng nôm gọi cây thị,  kiểu như cây thị
          trong truyện Tấm cám không. Chỉ biết là đình Phúc Lâm  128 Yên Phụ vốn có tên là
          đình Gốc Cây Thị.

               Tục thờ Núi
               Đến với Thăng  Long thẩn  núi được người ta nghĩ tới đẩu tiên  là  Sơn Tinh, chủ
          núi Tản Viên - Ba Vì.  Dãy núi  này với  ba ngọn  núi  sừng sững  ỏ  đỉnh tây châu thổ
          Sông  Hồng  được  tôn  vinh  là  các  tổ  sơn.  Sau  này  dân  chúng  đã  nhân  cách  hóa
          thành ba anh em con chú  con bác là  Nguyễn Tuấn,  Nguyễn Sùng và  Nguyễn  Hiển
          và gọi chung là Tam vị thánh Tản: Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh. Tản Viên con ông
          bác,  Cao  Sơn,  Quý  Minh  là  hai  anh  em  ruột  con  ông  chủ.  Trong  thực  tế,  chung
          quanh núi  Ba Vì có tới 95 điểm thờ Tản Viên  (Sơn Tinh) và  hầu  hết nơi thờ tự đều
          đặt ba bài vị.

               Theo thuật  phong thủy,  Thăng  Long  vẫn  coi  Ba Vì  là  tổ  sơn  của  mình.  Thăng
          Long  gối  đầu  vào  Ba  Vì,  Ba  Vì  là  bình  phong  che  chở  cho  Thăng  Long.  Song  vì
          khoảng cách quá xa nên những nơi thờ thánh vị thánh Tản không nhiều.

               Giữa phố Hàng Gai, số nhà 44 là đình của phường Đông Hà cũ, thờ Quý Minh.
          Làng Kim Liên quận Đống Đa thờ Cao Sơn. Làng Đông Thành nay là phố Hàng vải
          thờ Tản Viên... cả thành phố chỉ khoảng sáu bảy đền như vậy.

               Tục thờ nước

               Ông tổ dân  Việt là  Lạc Long  Quân,  tức  Rồng thần,  cũng  có  nghĩa là  một thủy
          thần. Năm mươi con theo mẹ lên núi trấn giữ chỗ cao trở thành sơn thần,  năm mươi
          con theo cha xuống  biển trấn  giữ đầu  sòng cuối  biển trỏ  thành thủy thần.  Khi  nào
          có sự biến thì đến giúp nhau, đánh đuổi ngoại xâm, tiêu trừ tai họa.

               Với tư tưỏng như thế nên Thủy thần  đă có  một vị trí quan trọng trong thần tích
          Việt Nam. Đặc biệt Thăng Long là thành phố kẹp giữa các sông và ao hồ như sông
          Hống,  sông  Tô,  sông  Kim  Ngưu,  ngòi  Ngọc  Hà,  ngòi  Bích  Câu,  hồ  Tây,  hổ  Trúc


          18h
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191