Page 191 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 191
phương tu tạo lại và cho sưu tầm tư liệu, truyền tích dã sử, chính sử viết về mẫu Âu
Cơ để mọi người cùng hiểu. Các đình, đền khác là các thiết chế tín ngưỡng thờ Cao
Sơn, Quý Minh, Thạch Linh thần tướng, Càn Sơn, Quế Mị Nương, Bảo Nga phu
nhân... là các vị tướng và công chúa đời các Vua Hùng. Trong thần tích, trước khi
nói công lao của các vị ấy thì đầu tiên phải nhắc tới công lao của các Vua Hùng vì
lý do con người phải có tổ tông và phải thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
- Địa bàn Bắc Giang chủ yếu thờ tổ tiên tại các gia đình trưởng họ là chính chứ
không nhiều nhà thờ họ như mọi tỉnh khác ỏ đồng bằng Bắc bộ. ở nhà trưởng họ
thường đặt bàn thờ các tổ chung với bàn thờ cha mẹ đã khuất, ít gia đình tách riêng
sau khi sang cát. Mặt khác ỏ bàn thờ này cũng không đặt ngai, ỷ, linh vị các tổ mà
chỉ chung một nổi hương, nếu có hai nồi hương thì nồi hương thứ hai là chỗ thắp
hương các vị thần, Phật.
Trong các dịp giỗ chạp, ít có họ qui định sự đóng góp giỗ mà anh em trong họ
xa gần về đóng góp tùy tâm theo quan niệm “giàu một bó, khó một nén” để làm sao
ngày giỗ họ thực sự là ngày đoàn kết chung của cả họ. Trong họ, ông trưởng họ
đều được mọi người quí trọng nhưng không phải vì thế mà ông trưởng họ buộc ai
làm gì cũng được, mà phải gương mẫu trong họ ngoài làng để nhắc nhỏ mọi người
thực hiện tốt việc họ, việc nhà, việc làng nước.
Đến ngày giỗ tổ, anh em con cháu trong họ ai nhớ ngày thì về, ai bận không về
được cũng chẳng thể trách cứ. Khi vào giỗ, các cụ trên có trách nhiệm cúng lễ, con
cháu tự giác phục vụ lễ xong thì hạ lễ cùng hưởng, cỗ giỗ đóng 6 người một mâm,
tuy thế nếu đông có thể lên tới 7, 8 người cũng được. Không nhất thiết phải chờ đủ
mâm mới thụ lộc. Lễ và thụ lộc xong, khi về còn có lộc là hoa quả, xôi... cho các cháu.
- Việc thờ cúng tổ tiên trong xu thế ngày nay ỏ Bắc Giang khá phát triển, một
số dòng họ qui tụ con cháu xa gần lại thành một khối lớn để cùng nhau làm một số
việc lớn cho họ như họ Thân, họ Bùi, họ Trần, họ Đặng...
Nói tóm lại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Bắc Giang là một hình thức văn hóa
trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc cần được duy trì và phát triển.
5. PHONG TỤC CÚNG Glỗ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA
Người Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vào ngày Tết và ngày qua đời của
người thân trong gia đình (ngày âm lịch), con cháu đều cố gắng sắm sửa những
món ngon vật lạ để dâng cúng những người đã khuất. Đó là phong tục cúng Tết và
cúng giỗ.
Riêng giỗ, ông cha ta xưa rất coi trọng. Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, được
coi là “báo hiếu”, là ngày con cháu tưỏng nhớ đến công lao sinh thành, xây nếp đắp
193