Page 192 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 192
móng của các vị tiền hiền, và cầu xin vong linh các vị phù hộ độ trì cho.
Các cụ chia giỗ làm hai loại: giỗ trọng và giỗ thường.
Giỗ trọng là giỗ những người thân mới mất, thường là ông bà, cha me. Còn giỗ
thường là giỗ những người d thế hệ xa hơn: cụ kỵ, chú bác, cô, anh chị... Các cụ
vẫn truyền cho con cháu câu: “Ngũ đại mai tiền chi” (năm đời không còn chủ), tức
là từ đời thứ 5 trở lên (đời kỵ) các cháu chắt không phải cúng giỗ nữa, nhưng những
ngày Tết và những ngày giỗ khác, các vị từ đời thứ năm trỏ lên vẫn được tiến chủ
(người đứng lễ) khấn, mời về "đồng hưỏng" cùng vong linh những người đã khuất
của gia đình.
Nhân dân ta mang truyền thống “uống nước nhớ nguồn" nên hằng năm những
vị khai sáng ra một dòng họ - được suy tôn là “khỏi tổ” hoặc “ôthủyổ” - vẫn được
chắt chút cúng giỗ ở nhà thờ “đại tôn” (nhà thờ của họ). Trong khoảng 20 năm trở
lại đây, nhiều nhà thờ họ được xây lại, được tôn tạo sửa chữa tôn tạo và việc cúng
giỗ tổ tiên được khôi phục. Giỗ họ là dịp để các chắt chút... của tổ gặp nhau, trước
tỏ lòng thành kính với tổ, sau là nhận họ, nhận hàng. Nhiều họ, ngày giỗ tổ còn là
ngày động viên chắt, chút... làm những việc tốt, tuyên dương những chắt, chút mới
tốt nghiệp đại học, trên đại học, có phần thưởng cho những chút, chít mới đỗ vào
đại học hoặc học giỏi, ở Phú Thọ, còn có phong trào “dòng họ tự quản” với những
“tộc ước” rất cụ thể.
Riêng ngày giỗ trọng thì mỗi gia đình tổ chức một khác.
Người Hà Nội có một nếp sống rất đẹp là đám ma đám giỗ thì tùy tâm gia chủ,
tổ chức như thế nào do gia đình bàn bạc thống nhất. Các cụ truyền dạy: “Đó là việc
hiếu, mọi người đến không phải vì cỗ to, vì miếng ăn, mà là để tưởng nhớ người đã
mất, vì họ hàng làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Vì vậy, các đám ma, đám giỗ,
không ai buông một lời chê, không có cãi vã, to tiếng, say rượu, cờ bạc... Các cụ
rất coi trọng cỗ, chứ không coi trọng cỗ. Ngày giỗ lấy tâm thành là chính chỉ cần
“bát cơm, quả trứng” cúng là đủ. Vì vậy, hầu như tất cả các gia đình ở Hà Nội, dù
làm giỗ to nhỏ, nhiều ít, mâm cao cỗ đầy như thế nào thì gần cuối buổi lễ đều dâng
lên bàn thờ một bát hoặc một liễn cơm và một quả trứng vịt hoặc gà luộc đã bóc vỏ,
và bóp vỡ một chút ở chỗ ít lòng trắng để lộ phần lòng thêm một ít muối bên cạnh.
Xưa những đám giỗ trọng ỏ đây có hai cách tổ chức gần như là lệ làng: Làm
mở rộng đối với những giỗ mới, nhất là giỗ đầu (một năm sau ngày mất và giỗ hết
(hai năm sau ngày mất, có nhà làm vào ngày thứ 100 sau hai năm gọi là giỗ bỏ
tang hay “bỏ trở” - từ sau ngày đó, con cháu không phải để trỏ).
Làm trong phạm vi hẹp (chú bác, anh chị em, con cháu) rượu từ giỗ sau giỗ bỏ
tang trỏ đi. Gia chủ có làm rộng cũng ít người đến.
Về cỗ, có hai loại, tùy hoàn cảnh gia đình mà chọn:
194