Page 187 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 187

Bạch, hổ Thiền Quang, hổ Bảy Mẫu, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tảo Liên... thì thủy thần lại
     càng có vai trò quan trọng trong hệ thống thần linh.

          Thẩn tích trại Thủ  Lệ viết rất rõ về  một thủy thần  Hổ Tây đã đầu thai vào làm
      hoàng tử vua  Lý Thái Tông.  Hoàng tử  Hoàng  Lang đã đánh thắng  giặc Tống.  Sau
      khi thắng trận trở  về  chàng  đã  không  bệnh  mà  hóa.  Truyền thuyết còn  nói  chàng
      hóa ra con giao long to lớn bò xuống Hồ Tây.

          Thần tích giáp Đông phường Hồ Khẩu lại viết:

          Thời Hùng vương thứ 18 ông bà Lê Tín do cầu xin thần Hồ Tây mà sinh ra một
      bọc. Bọc vỡ ra thành 2 cậu bé là: Cá Lễ và cống Lễ. Hai cậu lớn lên khôi ngô tuấn
     tú.  Vua  Hùng  cho  làm  tướng,  sai  đi  theo  thánh  Tản  Viên  đánh  quân  Thục.  Hai  vị
     thắng trận trở vể đến đoạn sông Tô  Lịch nhận nước Hồ Tây (nay thuộc phường Hồ
      Khẩu) thì hóa. Nơi đấy được lập đền thờ gọi là đền Vệ Quốc và đền Dực Thánh.

          Còn thần sông Tô  Lịch một vị thần nổi tiếng đã làm cho Cao Biền kính nể phải
      lập đền thờ ông.  Sách  Lĩnh  Nam chính quái chép:  Một hốm  Cao Biền đi chơi  bỗng
     thấy  một  người  tóc  bạc  hình  dáng  kỳ  dị  từ  dưới  sông  đi  lên.  Cao  Biền  hỏi  ra  thì
      người ấy nói  "Ta họ Tô tên  Lịch"  sau  người đó  biến  mất không thấy đâu  nữa.  Cao
      Biền biết đấy là giang thần nên đặt tên sông là sông Tô Lịch, cho lập đền thờ.

          Thăng  Long  còn  nhiều  đình  đền  thờ  các thủy thần  khác  nhau  như đền  Đống
      Nước,  đền  Voi  Phục  - Thụy  Khuê,  đình  Võng Thị, Trích  Sài...  Hình  ảnh  long thẩn,
      quy thần, xà thần, ngư thần... cũng là hiện thân của thủy thần, Thủy thần thường là
      các loài thủy tộc khi thì nhân hóa lúc thì thần hóa để hộ quốc an dân.




      3.  TỤC LỆ THỜ CHÓ ĐÁ ở HÀ NỘI


          Phong tục lạ hiếm thấy
          Bức tượng chó  đá  ngự uy nghi trên  bệ  thờ  nằm trong quần thể  đình  chùa của
      làng Địch  Vị,  Phương  Đình,  Đan  Phượng,  Hà  Nội  ước tính  hơn  bốn trăm  năm  nay.
      Bức tượng được đục đẽo bằng đá thô sơ, cao khoảng hơn một mét, nặng vài tạ, bên
      cạnh có  13 con chó con quây quẩn xung quanh ấy được người dân trong làng kính
      cẩn gọi là “Quan lớn Hoàng Thạch”.

          Từ bao đời  nay, việc thờ  cúng,  hương  khói  “ông  Hoàng Thạch” cũng trỏ thành
      tục  lệ  không  thể  thiếu  của  người  dân  khắp  thôn  xóm,  thậm  chí cả  các  làng  xung
      quanh mỗi ngày rằm, mùng một, hay lễ Tết. Tuy nhiên, không ai biết chính xác bức
      tượng này có từ khi nào.

          Dân trong  làng,  có  bất cứ chuyện  gì cũng tìm  đến  “ngài” để cầu  khấn,  Chẳng
      hạn, hai người xảy ra tranh chấp hay mâu thuẫn cũng kéo nhau đến đền thờ Quan


                                                                                             189
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192