Page 199 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 199
người dân Việt vừa giúp các hộ dân trong vùng phát triển nghề dịch vụ, tăng thêm
thu nhập gia đình. Đổng thời, tạo thêm nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo các công
trình trong cụm di tích ngày càng khang trang, tố hảo. Lại sắp bước vào mùa lễ hội,
hy vọng các cơ quan chức năng sớm quan tâm, phối hỢp chặt chẽ bảo đảm an ninh
trật tự, văn minh quanh khu vực cụm di tích để vượng khí tốt lành của đền Bà Chúa
Kho được ban phát đều khắp cho tất cả dân chúng đến vãn cảnh và hành lễ nhằm
giữ gìn nét văn hóa lành mạnh trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân
9. TỤC THỜ MẪU ở ĐỒNG ĐĂNG
Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên “Đồng Đăng linh tự”, là nơi thờ Phật và Mẩu
Thượng Ngàn. Từ xa xưa, nơi đây là một ngôi chùa. Đồng Đăng linh tự gồm có 5
gian thờ: Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm
gian kế tiếp phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẩu đệ nhất Thượng thiên,
Mẩu đệ nhị Thượng Ngàn và Mẩu đệ tam Thoải phủ; tiếp theo là gian thờ Sơn trang
gồm Chúa Thượng Ngàn ỏ niứa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín;
gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục;
gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại
Vương, các thánh cô, thánh cậu...
Đây là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn lưu truyền câu chuyện gặp gỡ cảm động giữa Mẫu
Liễu Hạnh (một trong “Tứ bất tử” trong văn hóa tâm linh của người Việt) và Trạng
Bùng - Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trỏ về. Tục truyển rằng,
Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, tên là Quỳnh Hoa. Do có duyên nỢ với trần gian
nên bà thường hiển linh giúp đỡ nhân dân, được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong
là công chúa Liễu Hạnh và là Thượng đẳng Phúc thần. Ngoài việc hiển linh giúp đỡ
nhân dân, bà còn hay ngao du sơn thủy đến các thắng cảnh của nhiều vùng và đã
nhiều lần gặp gỡ, họa thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan, trong đó có lần hai người
gặp nhau tại Đổng Đăng linh tự. Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào
mùng 10 tháng giông hằng năm, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và
quốc tế đến đây thưởng ngoạn nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lạng, Đến
với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu
mong sức khỏe, cầu tài, cẩu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.
Trải qua nhiều thăng trầm của lỊch sử, thời nào dổn Mẫu Đổng Đăng cũng dược
nhân dân góp công, góp của tôn tạo. Đến nay, ngôi đền đâ mang diện mạo khác
hẳn, tường bao hoa văn đạp mắt; cây cối xanh rì tỏa mát cả sân đền; ghế đá, biển
chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học. Du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh
không phải bận tâm, bực mình vì gặp cảnh ăn xin đeo bầm, không có cảnh xem
quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số dền chùa khác. Thấp thoáng phía sau Tam bảo,
201