Page 201 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 201

vua Lê lập tức gia phong các mẫu thêm mỹ tự, lệnh cho dân trong vùng siêng năng
     hương khói.

          Nay hội đền Hạ tưng bừng hơn ngày trước, thu hút rất đông khách du lịch trong
     Nam,  ngoài  Bắc và  khách  nước ngoài,  kéo dài từ 11  đến  16 - 2 âm lịch. Đoàn rước
     rực rỡ sắc màu với đội  múa lân, cờ, trống, phường nhạc đồng văn, phường bát âm
     dẫn  đầu,  tiếp  sau  là  kiệu  hượng  án,  kiệu  bát cống,  kiệu  võng,  rồi  đến  các bô  lão,
     đoàn tế và đoàn người trẩy hội dài dằng dặc.

         Sức hút của lễ Mau, hội Mẫu thật bển bỉ, sâu xa. Ấy là bởi dân ta từ bao đời thờ
     Mầu để nhớ về cội nguồn dân tộc, nương tựa khí thiêng sông núi, uy linh tổ tiên, để
     tâm thái thêm bình yên và mạnh mẽ.




     11.  TỤC THỜ MẪU ở ĐỀN THÁC BÀ, YÊN  BÁI

         Đền Thác Bà thuộc thị trấn Thác Bà huyện Yên Bình được công nhận là di tích
     lịch  sử  kiến  trúc  nghệ  thuật  cấp  tỉnh  theo  quyết  định  số  701/2004  QĐ-UB  ngày
     28/12/2004.  Đền  Thác  Bà  hay  đền  Mẫu  Thác  Bà  -  là  tên  gọi  duy  nhất,  trước  sau
     không hể thay đổi.

          Khi  chưa có  nhà  máy Thủy điện,  đền Thác  Bà  định  vị tại  điểm  cân  bằng  phía
     Đông xã  Minh  Phú  huyện  Yên  Bình,  cách thị trấn  huyện  lỵ cũ  15km  và thành  phố
     Yên Bái 35 km về phía Đông Nam.

          Bố cục thiết kế có dạng đặc dị:  Lưng quay ra đường  13A (nay là  khu vực Nhà
     máy Thủy điện) nhưng lại giữ vị thế chính môn, nơi Tam Quan bề thế vươn cao, còn
     tiền  diện  lại  hướng  ra  sông  Chảy có  thác đá  chảy xiết vào  mùa cạn  và  sóng  vỗ  ì
     ầm giáp cửa đền khi mùa lũ. Các cụ địa phương nói rằng, nét đặc dị đó là do phong
     thủy và dân cảnh tạo nên thế tọa lạc của đền trên dải đất hep.

          Sân đền  sát bờ sông, cổng tam quan  kề quốc lộ. Thế đứng của đền vừa hứng
     thụ  khí địa linh  ứng của trời  đất, vừa tiếp đón  khách thập phương chiêm  bái thuận
     tiện. Lý do  vừa tiền vừa hậu là như thế, ngẫm cho cùng thì cách phân tích này đều
     có sự hỢp lý của nó. Do vậy, hậu đền đậm dáng dấp trần tục đơn sơ song lại hướng
     đông  người  và  xe  cộ:  thác  sông  và  dãy sơn  lâm  trùng  điệp  bên  kia tả  ngạn  khắc
     họa lên không gian tiền diện đền một cảnh trí hoang dã bóng người.

          Theo yêu  cầu  xây dựng  nhà  máy Thủy điện Thác Bà, tháng 4 năm  1963,  nhà
     đền, thiện  nam tín  nữ và toàn dân xã  Minh  Phú  tự nguyện  rước Mẫu sang xã Vĩnh
     Kiên bên kia sông Chảy cách vị trí đền Thác Bà 5km để lấy chỗ thi công.

          Ngoại trừ truyền thuyết "ông Không bà Không" và "Hai ông bà đi buôn" giận dỗi
     nhau  không  mấy liên  quan  hỢp  lý tới  đển  Mẫu,  người ta chú  ý tới chuyện  "Tần  nữ
     được  thờ  ỏ  Thác  Bà  là  con  gái  vua  Hùng  thứ  18  với  tên  Ngọc  Hoa  Công  Chúa".

                                                                                             203
   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206