Page 200 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 200

một tòa tháp tráng lệ đang được hoàn thiện,  như một minh chứng cho sự phát triển
           về kinh tế, văn hóa của vùng đất miền biên ải. Ngày nay, đền Mẫu Đồng Đăng còn
           là một điểm dừng chân trong tua du lịch từ các tỉnh đến Lạng Sơn, đi cửa khẩu Tân
           Thanh và chợ Đông Kinh...


           10.  TỤC THỜ THÁNH  MẪU ờ ĐỀN  h ạ t u y ê n  q u a n g

               Đền  Hạ  cổ  kính có tiếng từ  lâu  đời,  nằm trên  bến Tam  Cờ  ở  bờ  phải  sông  Lô
           thuộc thị xã Tuyên  Quang.  Đền  thu  hút  dân  cả  vùng,  khách  thập  phương  trẩy  hội
           vào tháng 2, tháng 7 âm lịch, với những cuộc rước Mầu uy nghi mà náo nhiệt.  Nay,
           hội đền  là  một điểm  nhấn  nổi trội  du  lịch tâm  linh trên  hành trình  du  ngoạn Tuyên
           Quang. Đền Hạ, tên chữ còn khắc trên tháp điện là "Hiệp Thuận  linh từ"  (đển Hiệp
           Thuận), là một trong số hiếm hoi công trình kiến trúc tạo dựng từ thời Lê.

               Sử  cũ  và  thần  tích  chép  huyền  thoại  rằng,  đất  này  là  nơi  "hóa"  của  hai  công
           chúa  con  vua  Hùng  là  Phương  Dung  và  Ngọc  Lân,  vào  một  đêm  mưa  dông  sấm
           chớp. Dân lập đền thờ phụng.

               Năm  1738, triều cảnh Hưng, đền được xây lại với quy mô hơn. Sau, dân lại xây
           thêm đền Thượng  bên tả  sông  Lô, thờ  công  chúa em  Ngọc  Lân.  Đền  bên  hữu  gọi
           đền Hạ thờ công chúa chị Phương Dung. Hai bà được tôn làm Thánh Mẩu.

               Về  sau,  phòng  quân  phỉ tràn  đến  cướp  phá,  dân  chúng  đưa  tượng  và  đồ  thờ
           chồn giấu ở thôn Gốc Đa, xã Ỷ  La ngày nay. Sau một đêm,  nơi ấy thành đống  mối
           đùn lớn như gò nổi. Dân lại xây ngôi đền ngay trên đất ấy, gọi là đền Thần Ỷ La thờ
           cả hai công chúa.

               Do tàn phá của nắng, mưa và chiến tranh, các kiến trúc cổ không còn dấu vết.
           Tuy  nhiên,  ba  ngôi  đền  thờ  Mau  ấy được trùng  tu,  tôn  tạo  liên  tục  qua  nhiều  đời,
           vẫn bề thế, u tĩnh trong cảnh núi non sông nước hùng tráng.

               Nhân  dân  địa  phương  vẫn  giữ  được  nhiều  bảo  vật  lâu  đời,  nổi  bật  là  quả
           chuông đổng, khánh đổng cỡ lớn đúc vào thời Lê ở đền Hạ, cùng 20 đạo sắc phong
           của các triều Lê, Nguyễn ở cả đền  Hạ và đển Thượng, một số bia đá  khắc văn bia
           chứa nhiều tư liệu lịch sử giá trị.
               Các vua Lê ca ngợi các công chúa đời Hùng "Phẩm hạnh quý như ngọc Quỳnh
           Dao,  phong tư thơm  ngát như hoa lan  hoa huệ, vững vàng chân  chính  lớn  lao mẫu
           mực; gương sáng tốt đẹp như băng hồ; ngầm giúp vận lớn như đuốc ngọc âu vàng,

           linh  ứng thần cồng". Từ lâu đời,  nay lại  khôi  phục,  những  ngày lễ  rước  Mẫu và vui
           hội có  khi đông cả vạn  người.  Lễ  rước từ đền Ỷ  La đến đền  Hạ,  lại từ đền Thượng
          về đền Hạ.


               Văn bia nói tới sự kiện Tổng đốc Lê Văn Đức triều Lê đem quân đi dẹp cát cứ,
          vào cả  đền  Hạ  và  đển  Thượng  làm  lễ  cầu  Mẫu  uy  linh  phò  giúp,  nên  thắng  trận,

          202
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205