Page 204 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 204
13. TỤC THỜ LÝ CHIÊU HOÀNG ở ĐỀN ĐÔ, BẮC n in h
Trong quần thể khu Di tích lịch sử - Văn hóa Đền Đô, xã Đình Bảng (Từ Sởn)
còn có một di tích nổi tiếng với bể dày lịch sử, hàng nghìn năm như Thọ Lăng Thiên
Đức, Đền Rồng, chùa cổ Pháp, chùa Kim Đài, đình làng Đình Bảng...
Bà Lý Chiêu Hoàng sinh năm 1216. Tên húy là Lý Phật Kim, còn có tên gọi
khác là Thiên Hĩnh. Bà là con gái thứ 2 của vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần
Thị Dung nên được phong là Chiêu Thánh Công Chúa. Tháng 10 năm Giáp Thân
(1224), Lý Huệ Tông lâm bệnh nên đã ra Chiếu nhường ngôi cho Chiêu Thánh khi
đó mới tròn 8 tuổi.
Chiêu Thánh lên ngôi vua, xưng là Lý Chiêu Hoàng. Lúc này, Trần Thủ Độ,
một vị quan có uy tín trong triều bèn đưa cháu trai là Trần cảnh vào cung chơi bời
cùng vị vua bằng tuổi. Rồi bằng sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, họ đã nên vợ, nên
chồng. Chỉ một năm sau (ngày 11 tháng Chạp năm ất Dậu - 1225), cũng bằng mưu
ký của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã trút bỏ long bào nhường ngôi báu cho
chồng.
Ngày tháng trôi qua, vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) chỉ một nỗi băn
khoăn vì Hoàng Hậu vẫn chưa một lẩn sinh nd. Thái sư Trần Thủ Độ đã nói với vua
rằng: “Hoàng Hậu Chiêu Thánh làm vợ đã hơn 10 năm, nay đã 20 tuổi mà không
sinh con thì làm sao có hy vọng nối dõi sau này? Phải trọn một Hoàng Hậu khác!”
Ý định của Trần Thủ Độ đã trở thành nghiêm lệnh. Trần Thái Tông dù hết lòng yêu
thương vỢ nhưng không thể không thi hành. Từ đó, Chiêu Thánh Hoàng Hậu bị
giáng xuống làm công chúa. Nàng sống âm thầm một mình một bóng trong nỗi hưu
quạnh khổ đau. Suốt mấy chục năm, Trần Thái Tông vẫn không nguôi ân hận với
những việc làm của mình, ông luôn có ý định tìm cho nàng một người chồng để có
nơi nương tựa. Người được Trần Thái Tông lựa chọn có tên là Lê Tần, con trai của
Thượng tướng Lê Khâm. Hôn lễ được tiến hành, Lê Tần được vua đổi tên thành Lê
Phụ Trần và phong chức Ngự sử Đại Phu. Sau đó họ đưa nhau về Bạch Hạc để
sống những ngày tốt đẹp nhất của cuộc đời mình. Chỉ một năm sau lễ cưới, Chiêu
Hoàng đã sinh con trai, đặt tên là Trần Bình Trọng. Trần Bình Trọng còn có một
người em gái tên Khuê được phong là ưng Thụy Công Chúa.
Năm 1278, Lý Chiêu Hoàng về thăm quê hương cổ Pháp (Đình Bảng, Từ Sơn,
ngày nay). Đây là lần cuối cùng bà trở vể thăm viếng quê Cha đất Tổ. Ngày 23-9
năm đó (Mậu Dần 1278), bà đã qua đời ở tuổi 62. Thi hài bà được an táng tại bìa
rừng Báng, phía đông Thọ Lăng Thiên Đức, thuộc làng Đình Bảng quê nhà.
Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng được khỏi công xây dựng ỏ Đình Bảng từ cuối
thế kỷ XIII, nằm trên khu đất rộng 2 mẫu 7 sào Bắc bộ (9.300m2). Đền được kiến
206