Page 209 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 209

II. NHỮNG TỤC LỆ  THỜ CÚNG ĐẶC SẨC

                                 CỦA MIỀN TRUNG






   1.  LỄ  HỘI CẦU NGƯ VÀ CÚNG THẦN  NAM  HẢI ở VEN  BIỂN


       Thường  vào  mùa  xuân  người  dân  ỏ  đây thường  tổ  chức  lễ  hội  cầu  ngư  miền
   biển,  khôi động cho một năm  mới bội thu, qua đó còn  nhắc nhỏ  bà con cùng  nhau
   đoàn  kết  khi  khai  thác  trên  biển  và  chung  tay  xây  dựng  cuộc  sống  mới  tươi  đẹp
   hơn...

       Tục thờ cúng cá ông, còn gọi là thần  Nam  Hải, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cá
   của  người  Việt các tỉnh  Bắc  bộ.  Trong  dòng  chảy  lịch  sử,  tín  ngưỡng thờ  cúng  cá
   Ông  được  củng  cố  bởi  vương  triều  nhà  Nguyễn.  Liên  tiếp  trong  nhiều  thế  kỷ,  các
   triều đại vua khác nhau đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức công nhận
   tục thờ cúng cá ông tại các làng quê dọc ven biển miền Trung. Lăng ông luôn được
   làng chài thờ cúng quanh năm và đặc biệt vào mùa xuân hay mùa thu hằng năm, lễ
   hội cúng cá ông theo nghi lễ truyền thống, rất trang trọng.
       Trong  nghi  lễ,  Chủ  tế sẽ thực hiện các nghi lễ  cúng cá ông, tư văn đọc văn tế
   ca ngợi công đức cứu giúp dân chài thoát nạn trên biển sau nghi lễ cúng, đội gươm,
   chèo làng chài sẽ  múa hát Bả trạo.  Đây là  hình thức diễn xướng dân ca.  Các điệu
   múa và  hát  Bả  trạo khắc  họa  phong tục tập quán  của vạn  chài,  những  hiểm  nguy
   của ngư dân trước sóng dữ ngoài biển đông, và sự cứu giúp của thần  Nam  Hải  khi

   gặp nạn.

       Hiện  nay nhiều  làng chài ven  biển Quảng  Ngãi vẫn còn  lưu giữ các sắc phong
   thần  này.  Theo các  chuyên  gia văn  hóa  cho  biết:  Cá  ông  vốn  hóa thân  từ  những
   mảnh  áo  cà  sa  của  Phật  Bà  Quan  Âm  quăng  xuống  biển  để  cứu  vớt  sinh  linh  bị
   chìm  đắm.  Truyền  thuyết  về  cá  ồng  còn  được  gắn  với  những  ngày  đầu  lập  quốc
   của  vua  Gia  Long  Nguyễn  Ánh:  Khi  bị  quân  Tây  Sơn  truy  đuổi,  thủy  quân  của
   Nguyễn  Ánh  tháo  chạy  ra  biển  và  gặp  phải  sóng  to  gió  lớn,  trong  lúc  nguy  khốn
   bỗng  có  một con  cá  ông  to  lớn  ghé  đưa thuyền  vào  bờ.  Sau  này  khi  thắng  quân
   Tây Sơn và lên ngôi vua,  nhớ ơn cứu  mạng,  Nguyễn Ánh đã  phong tặng cá ông là
   Nam Hải Đại tướng quân và cho dân lập miếu thờ cúng, tín ngưỡng cá ông...
        Lễ  hội  cúng  cá  ông  được  củng  cố  trong  cộng  đồng  cư dân  ven  biển  Quảng
   Ngãi  cũng  như ỏ  miền Trung  nhờ  2  yếu  tố, thứ  nhất là  yếu tố tâm  linh,  nhiều  ngư
   dân thấy thực tế đi  biển  gặp  hoạn  nạn.  Đồng thời  được củng cố tín  ngưỡng thờ  cá
   qua các triều đại vua.  Lễ  hội còn  là sự cố kết cộng đồng,  không chỉ là  nơi cá  ông


                                                                                          211
   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214