Page 96 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 96
96 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
hàng hóa lâu bền tăng với tốc độ cao và cao hơn so với tốc độ tăng
chung của cả nước. Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền tăng nhanh trong
giai đoạn 2001 - 2010.
+ Trên thị trường bán lẻ ở nông thôn, bên cạnh loại hình chợ
vẫn còn tồn tại phổ biến, các loại hình bán lẻ khác cũng đã tăng
nhanh, nhất là các cửa hàng bán lẻ của tư nhân. Tại các thị trấn,
huyện lỵ, nhiều loại hình bán lẻ tiến bộ đang phát triển nhanh, như
cửa hàng tự chọn, siêu thị…
+ Các doanh nghiệp phân phối trên thị trường nông thôn đã
phát triển nhanh và đang tích cực tham gia vào quá trình hình
thành các kênh phân phối hàng hóa khác nhau trên thị trường,
phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, chú trọng gia tăng các
dịch vụ bán lẻ như bao gói, tiếp thị, đảm bảo giao hàng….
Đồng thời, người tiêu dùng ở nông thôn khi đưa ra quyết định
mua sắm tuy vẫn quan tâm nhiều đến giá cả, nhưng cũng đã chú
trọng đến các dịch vụ bán lẻ có liên quan. Thói quen mua sắm
qua các chợ, cửa hàng truyền thống vẫn còn phổ biến, nhưng
một bộ phận dân cư trên địa bàn nông thôn đã có nhu cầu mua sắm
tại các cơ sở bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại).
+ Tính cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ở nông thôn cũng đã
có xu hướng tăng lên, đặc biệt là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
bán lẻ. Cùng với xu hướng gia tăng tính cạnh tranh, các doanh
nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để cung cấp nhiều
hơn về thông tin sản phẩm, về chủng loại hàng hóa, về các dịch vụ
bán lẻ,…
+ Thị trường bán lẻ ở nông thôn đã phát triển ổn định hơn
cùng với xu hướng gia tăng thu nhập, quĩ mua của người dân ở
nông thôn đạt tốc độ cao và ổn định trong giai đoạn 2001 - 2010;
xu hướng gia tăng nhanh của các nguồn cung hàng hóa trong nước
và nhập khẩu.