Page 100 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 100
100 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
đổi mới trang thiết bị, thuê mua mở rộng mặt bằng sản xuất kinh
doanh theo hướng quy mô lớn, văn minh hiện đại.
+ Lực lượng thương mại tư nhân, bên cạnh những mặt tích
cực trong việc tiếp cận người tiêu dùng, cũng phát sinh không ít
tiêu cực. Số vụ phát hiện bán hàng giả, hàng cấm sử dụng, hàng
không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm... trên địa bàn nông thôn phần lớn thuộc khu vực thương mại
tư nhân.
2.3. Thực trạng chính sách phát triển thị trường của
nhà nước
2.3.1. Khái quát quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị
trường ở nước ta
Đại hội Đảng VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặt
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đó là phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế
thị trường không những là nội dung lớn của công cuộc đổi mới mà
còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) khái
niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được chính
thức đưa ra. Đại hội khẳng định, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô
hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Đại hội X của Đảng đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đó
là nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát triển
đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại hình thị trường
cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành
phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nền kinh