Page 97 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 97
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 97
b/ Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
+ Mặc dù qui mô thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông
thôn đã tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua, nhưng qui mô thị
trường nông thôn vẫn còn nhỏ. Nếu tính theo bình quân đầu người,
thì qui mô và mật độ phân bố cầu về hàng hóa tiêu dùng ở nông
thôn nhỏ và phân tán cao. Ví dụ, Hà Nội có mật độ dân số trung
bình cao gấp 47,2 lần và mức chi mua hàng hóa bình quân đầu
người cao gấp 4,15 lần của Lai Châu. Do đó, mật độ cầu về hàng
2
hóa tiêu dùng bình quân 1 km của Hà Nội cao gấp 196 lần so với
Lai Châu. Mức chênh lệch này còn cao hơn nếu chỉ tính mật độ dân
số và mức chi tiêu mua hàng hóa bình quân đầu người ở các quận
nội thành với vùng nông thôn của Lai Châu. Đồng thời, tổng cầu về
hàng hóa tiêu dùng ở nông thôn trong tổng cầu của cả nước đang có
xu hướng giảm dần.
+ Trong cơ cấu quĩ mua của dân cư nông thôn, tỷ lệ chi mua
hàng hóa cho nhu cầu ăn uống hút vẫn cao, nhất là khu vực nông
thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tuy quĩ mua đồ dùng
lâu bền của dân cư nông thôn đã tăng nhanh, nhưng quĩ mua bình
quân đầu người vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân đầu
người ở khu vực đô thị.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung, hạ tầng thương mại nói
riêng còn rất thiếu và yếu. Trên thị trường nông thôn vẫn tồn tại
phổ biến các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tư
nhân), loại hình cửa hàng tự chọn chiếm 1,9% và siêu thị mới chỉ
chiếm 0,42% số lượng cơ sở bán lẻ. Hơn nữa, qui mô của các
cửa hàng bán lẻ phổ biến là qui mô hộ gia đình, sử dụng ít lao
động và thiếu tính chuyên nghiệp. Chợ ở địa bàn nông thôn phân
bố không đều, phần lớn tập trung ở vùng nông thôn đồng bằng,
còn tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít