Page 95 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 95
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 95
Để phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau. Cụ thể, theo kết quả điều tra, các doanh
nghiệp thường tập trung vào một số biện pháp phát triển kinh
doanh của mình, như sau [61]:
+ Duy trì giá cạnh tranh có 107/319 DN, chiếm 33,5%;
+ Tăng cường đầu tư có 138/319DN, chiếm 43,3%;
+ Đảm bảo chất lượng lượng hàng hóa có 148/319 DN,
chiếm 46,4%;
+ Tăng cường công tác tiếp thị có 108/319DN, chiếm 33,9%;
+ Chú trọng đến bao gói, dán nhãn cho sản phẩm,… có
84/319 DN, chiếm 26,3%.
2.2.4. Đánh giá trình độ phát triển thị trường bán lẻ
nông thôn
a/ Những kết quả đạt được
+ Tốc độ tăng trưởng của tổng cầu về hàng hóa tiêu dùng trên
thị trường nông thôn đã tăng nhanh, bình quân 20,73%/năm trong
giai đoạn 2002 - 2010 do sự cải thiện về thu nhập bình quân đầu
người (tăng 18,51%/năm) và xu hướng tăng chi mua hàng hóa (từ
61,9% lên 70,6% tổng thu nhập), giảm tỷ lệ tự cấp, tự túc (từ 14,8%
còn 12,6% tổng chi tiêu) của người dân nông thôn.
+ Cơ cấu tiêu dùng theo nhóm hàng hóa của dân cư nông thôn
đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm chi mua cho các mặt hàng
ăn uống hút, từ 50,7% năm 2002 còn 48,4% năm 2010. Đồng thời,
nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn ngày càng đa dạng hơn về
chủng loại hàng hóa, đặc biệt đang có xu hướng mở rộng sang các
mặt hàng giá trị cao như điện thoại, máy điều hòa nhiệt độ, máy
tính, máy giặt... Khối lượng nhu cầu của dân cư nông thôn về các