Page 104 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 104
104 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
hoạt động của thị trường còn nhiều hạn chế chưa có tác động thực
sự hiệu quả đến phát triển kinh tế nông thôn nói chung và thu nhập
của người dân nông thôn nói riêng.
2.3.2. Chính sách phát triển “cầu” về hàng hóa tiêu dùng ở
nông thôn
Những chính sách về phát triển “cầu” trên thị trường nông
thôn trong những năm vừa qua được thể hiện trên 3 bình diện lớn:
Trước hết, đó là các chính sách nâng cao thu nhập của người
dân ở khu vực nông thôn.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách phát triển kinh tế
đất nước, trong đó có khu vực nông nghiệp, nông thôn. Cùng với
những chính sách phát triển đồng bộ các thị trường ở khu vực nông
thôn như đã nêu trên đây, hàng loạt các chương trình, dự án đầu tư,
hỗ trợ cho khu vực nông thôn đã được thực hiện, như: Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị quyết số
15/2003/QH11 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông
nghiệp; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 quy định
về mức thu và miễn, giảm thuỷ lợi phí. Nhà nước cũng đã hỗ trợ
hàng chục nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ lãi
suất, giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân
bón, hỗ trợ giống, … Những chính sách này đã có tác động tích cực
đến việc làm và tăng thu nhập của dân cư nông thôn. Qua đó, “cầu”
về hàng hóa tiêu dùng của dân cư nông thôn đã không ngừng tăng
lên về qui mô và mở rộng cơ cấu tiêu dùng.
Thứ hai, đó là các chính sách hỗ trợ cho đời sống và tiêu dùng
của dân cư nông thôn.
Các chính sách hỗ trợ có ảnh hưởng trực tiếp đến cầu về hàng
hóa tiêu dùng trên địa bàn nông thôn như: chính sách an sinh xã hội