Page 106 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 106
106 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
2.3.3. Thực trạng chính sách phát triển thương mại ở
nông thôn
Nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị
về “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát
triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đã xác định
“Tổ chức hệ thống thương mại, dịch vụ gắn với qui hoạch phát
triển trên từng địa bàn, bảo đảm mua bán thuận tiện, xác lập trật
tự thị trường, thực hiện văn minh thương nghiệp; phát triển mạng
lưới thương mại ở nông thôn, lấy chợ và các cụm kinh tế - thương
mại dịch vụ ở thị trấn, thị tứ làm mô hình chủ yếu; thúc đẩy hình
thành các cơ sở chế biến, phân loại, đóng gói, vận chuyển gắn với
các cửa hàng mua bán tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp, nông
sản thực phẩm, hàng tiêu dùng của thương nghiệp nhà nước, hợp
tác xã mua bán và các thành phần kinh tế khác tại các cụm kinh tế
- thương mại dịch vụ; tạo lập các liên kết lâu dài, ổn định giữa sản
xuất và thương nghiệp, qua đó thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị
trường, ổn định lưu thông và giá cả một số mặt hàng thiết yếu;
phát triển thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa... củng cố và mở
rộng mạng lưới thương nghiệp Nhà nước để mua bán sản phẩm và
cung ứng đủ các mặt hàng chính sách đến các cụm xã...; mở rộng
giao lưu, hoà nhập giữa các vùng, thúc đẩy hình thành các yếu tố
của sản xuất hàng hoá...”.
Sau khi nước ta gia nhập WTO, thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Chính
phủ ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02
năm 2007 về Chương trình hành động với 12 nhiệm vụ chủ yếu.
Đối với khu vực nông thôn, Chương trình hành động của Chính
phủ tập trung vào vấn đề hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển
nông thôn với 10 nội dung chủ yếu. Về phát triển thương mại,
Chương trình đã đề cập đến việc ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư xây
dựng kho tàng, chợ đầu mối để mở rộng thị trường nông thôn, tăng
khả năng điều tiết lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường.