Page 110 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 110

110            Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam

            tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hoá trong nước. Do vậy, trong năm
            2010, cơ bản hoàn thành việc rà soát, đánh giá và tổ chức lại hợp
            tác xã thương mại ở địa bàn nông thôn. Để nhà đầu tư yên tâm đầu
            tư  lâu  dài  ở  thị  trường  nông  thôn,  quy  hoạch  phát  triển  hạ  tầng
            thương mại nông thôn (trọng tâm là mạng lưới chợ) được ưu tiên số
            một. Các địa phương sẽ lập tức bắt tay thực hiện quy hoạch phát
            triển hạ tầng cho thương mại nông thôn với tổng kinh phí dự kiến
            năm 2011 là 31,5 tỷ đồng (mỗi tỉnh 500 triệu đồng). Năm tiếp theo
            (2012), các chợ đầu mối nông sản sẽ được xây dựng xong tại các
            vùng sản xuất hàng hoá tập trung như chợ lúa gạo ở Cần Thơ, chợ
            nông sản Nghệ An, Hải Dương, chợ rau quả chất lượng cao ở Lâm
            Đồng… Đây là cơ sở để hình thành các trung tâm đấu giá và sở

            giao dịch hàng nông sản. Đến năm 2020, với tổng số vốn đầu tư dự
            kiến là 6.040 tỷ đồng, các địa phương sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp
            31 chợ và xây mới 82 chợ đầu mối nông sản ở địa bàn nông thôn.
            Ngoài ra, sẽ xây dựng 3.000 chợ tại 3.000 xã chưa có chợ từ nay
            đến năm 2020, với tổng vốn đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng. Đến năm
            2015, 100% chợ trung tâm huyện được kiên cố hóa, 30% thị trấn có
            loại hình tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa; tỷ lệ hàng nông
            sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng chiếm từ 25 - 30%, đến năm
            2020 là 45 - 50%. Ngoài ra, sẽ hình thành một sở giao dịch gạo tại
            Cần Thơ, một sở giao dịch cà phê tại Đắc Lắk và một số trung tâm
            đấu giá hàng nông sản vào năm 2020. Đề án cũng đề cập khá đầy
            đủ các mô hình phát triển thương mại nông thôn như: Định hướng
            phát triển thương mại nông thôn theo mô hình mạng lưới dân sinh
            trên địa bàn xã; mạng lưới kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh,
            hộ nông dân vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại; mạng lưới
            kinh doanh của các hợp tác xã, cụm xã.


                  Cấu  trúc  thương  mại  trên  địa  bàn  thị  trấn,  thị  tứ  bao  gồm
            mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất - chế biến, lưu
            thông hàng hóa và các hợp tác xã, liên hiệp các hợp tác xã thương
            mại có hệ thống chi nhánh, cửa hàng, cơ sở sơ chế, phân loại, bao
            gói; các xí nghiệp, trạm trại sản xuất, hệ thống bến bãi, kho cơ sở
            và kho trung chuyển đặt tại các thị trấn, thị tứ. Do đó mạng lưới
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115