Page 115 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 115
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 115
người buôn bán nhỏ, mặt khác tạo cơ sở pháp lý để quản lý các
hoạt động này, đảm bảo an ninh trật tự và văn minh thương mại.
Năm là, kết cấu hạ tầng bán lẻ trên địa bàn nông thôn, nhất là
chợ nông thôn đã được chú trọng đầu tư nâng cấp.
Bên cạnh chính sách của trung ương, nhiều tỉnh/thành phố
đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn
lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất,
kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng thương mại. Trong đó, chính sách phát triển và
quản lý chợ (ở cả Trung ương và địa phương), bao gồm cơ chế
khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước đã tạo điều kiện xây mới, cải tạo, nâng cấp được nhiều
chợ đầu mối nông sản, thuỷ sản và chợ ở địa bàn nông thôn,
miền núi. Ví dụ, sau khi có Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày
14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ, đến cuối năm 2008, cả
nước đã xây mới được 1.449 chợ và cải tạo nâng cấp được
1.874 chợ, nâng tổng số chợ lên trên 8.300 chợ, trong đó chợ
nông thôn chiếm khoảng 77,8%. Đồng thời, nhiều mô hình tổ
chức quản lý chợ mới được áp dụng, nâng cao hoạt động hiệu
quả. Mô hình phát triển chợ đầu mối nông sản đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Các loại
hình bán lẻ văn minh, hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện
lợi... đã hình thành ở một số huyện của các thành phố lớn và
đang có xu hướng phát triển tại khu vực nông thôn của các tỉnh,
thành phố khác.
Sáu là, công tác quản lý nhà nước về thương mại ở địa bàn
nông thôn được quan tâm hơn và từng bước được đổi mới về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy.
Hành lang pháp lý cho lưu thông hàng hoá và hoạt động của
thương nhân từng bước được bổ sung và hoàn thiện. Các tỉnh,
thành phố cơ bản hoàn thành công tác qui hoạch chợ, quy hoạch
trung tâm thương mại, siêu thị và đang triển khai hoạt động quy