Page 120 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 120

120            Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam

                  Quan niệm  cần  tập  trung  khuyến  khích,  ưu  đãi  đối  với  các
            ngành sản xuất, nhất là các ngành công nghiệp vẫn còn khá phổ
            biến trong các cơ quan quản lý của các cấp, các ngành khác nhau.
            Thực  tế,  từ  khi  tiến  hành  công  cuộc  đổi  mới,  Nhà  nước  đã  xây
            dựng,  triển  khai  nhiều  chương  trình  phát  triển  các  ngành  công
            nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch... với sự hỗ trợ trực tiếp từ
            nguồn ngân sách và nhiều ưu đãi trong chính sách đầu tư, tín dụng
            (đất  đai,  tiếp  cận  các  nguồn  vốn,  hỗ  trợ  lãi  suất  tín  dụng,  miễn,
            giảm các loại thuế...). Trong khi đó, trong lĩnh thương mại, sau khi
            có Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, Nhà
            nước  mới  dành  nguồn  vốn  hỗ  trợ  đầu  tư  phát  triển  chợ  nhưng
            không đáng kể. Các biện pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối,
            kết cấu hạ tầng bán lẻ vẫn ở tình trạng “chủ trương”, chưa được cụ
            thể hoá bằng các quy định về đất đai, tài chính, tín dụng… Vì vậy,
            thương mại nông thôn lại càng thiếu sự quan tâm chỉ đạo thường
            xuyên của các cấp, các ngành liên quan và thiếu cơ chế, chính sách
            khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển,
            nhất là khuyến khích các hộ kinh doanh mở rộng mạng lưới kinh
            doanh ở địa bàn nông thôn.


                  Thứ hai, quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, tư duy quản lý
            theo cơ chế cũ chưa hoàn toàn gạt bỏ được, đồng thời những tư duy
            quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường chưa thực sự phù hợp
            với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.

                  Trong quản lý, "cơ chế xin – cho" vẫn còn khá phổ biến. công
            tác xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại chưa
            được  giải  quyết  đồng  bộ.  Các  doanh  nghiệp,  nhất  là  các  doanh
            nghiệp thương mại Nhà nước vẫn còn trông chờ vào hỗ trợ trực tiếp
            từ ngân sách nhà nước. Các chính sách hỗ trợ phát triển được thiết
            kế còn chồng chéo giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng phân
            tán nguồn lực. Ví dụ, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chợ nông
            thôn  vừa  qua  do  Bộ  Công  Thương  thực  hiện  (theo  Nghị  định  số
            02/2003/NĐ-CP và sau đó là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP), vừa
            do  Bộ  Nông  Nghiệp  và  Phát  triển  nông  thôn  thực  hiện  (theo
            Chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách  tiêu thụ nông
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125