Page 119 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 119
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 119
cung ứng, tăng cường quan hệ liên kết, nâng cao năng lực cạnh
tranh,... Tuy nhiên, một số chính sách đề ra chưa sát thực tiễn nên
tính khả thi thấp, chưa thúc đẩy có hiệu quả quá trình mở rộng đầu
tư của doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp trong ngành dịch
vụ logistics, tích tụ và tập trung nguồn lực.
Năm là, việc tổ chức thực hiện các chính sách nói chung và
trong lĩnh vực thương mại nói riêng cũng còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Những hạn chế liên quan đến việc tổ chức thực thi các chính
sách phát triển thị trường nói chung và thị trường bán lẻ hàng tiêu
dùng nói riêng, như:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, nhất là tại
các địa phương vừa thiếu về nhân sự, vừa yếu về kiến thức và
kinh nghiệm quản lý. Trình độ và năng lực cán bộ làm công tác
quản lý nhà nước về thương mại ở địa bàn cấp huyện nhìn chung
chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng
như sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
+ Công tác quy hoạch phát triển thương mại nói chung, phát
triển kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng tuy đã được triển khai ở
hầu hết các tỉnh/thành phố trong cả nước. Nhưng chất lượng của
các qui hoạch được phê duyệt chưa cao, mặt khác tính pháp lý của
quy hoạch chưa cao và công tác tổ chức triển khai thực hiện qui
hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
+ Các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
thương mại nói chung và bán lẻ nói riêng một mặt còn quá nhẹ,
thiếu tính răn đe, mặt khác chưa được thực hiện nghiêm.
c/ Nguyên nhân của hạn chế về chính sách phát triển thị trường
Thứ nhất, quan điểm, nhận thức chung về vị trí, vai trò của
hoạt động thương mại trong nước nói chung và thị trường bán lẻ
hàng tiêu dùng ở nông thôn nói riêng đối với nền kinh tế quốc dân
chưa đầy đủ và sâu sắc.