Page 117 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 117
Thực trạng thị trường bán lẻ… Việt Nam giai đoạn 2011-2020 117
b/ Những hạn chế trong chính sách phát triển thị trường
Trước hết, hệ thống pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ thị
trường ở nước ta tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ và đồng
bộ, nhưng vẫn chưa theo kịp với sự phát triển nhanh của hệ thống
thị trường trong nền kinh tế nói chung và thị trường bán lẻ hàng
tiêu dùng nói riêng.
Cụ thể, những hạn chế hiện nay của hệ thống pháp lý nói
chung và trong lĩnh vực phân phối nói riêng, như:
+ Các quy định của các bộ luật còn chung chung, nhiều quy
định của luật còn mơ hồ, chưa đủ cụ thể để có thể đảm bảo hiệu lực
thực thi trong đời sống. Hầu hết các bộ luật đều đòi hỏi có những
văn bản dưới luật hướng dẫn mới có thể đi vào thực tiễn cuộc sống;
+ Chưa có các đạo luật riêng về bán buôn, bán lẻ để điều
chỉnh thị trường bán buôn, bán lẻ. Trong khi đó, theo đánh giá của
AT Keaney các thị trường này hiện đang rất sôi động và hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, ở hầu hết các nước
đang và kém phát triển, thị trường dịch vụ bán buôn, bán lẻ được
coi là "nhạy cảm" cần có sự điều tiết từ phía Nhà nước;
+ Thiếu các qui định làm cơ sở pháp lý để phân loại các loại
hình cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Những qui định này là cần thiết để
phục vụ cho mục tiêu thống kê, phân tích, đánh giá xu hướng phát
triển để có thể đưa ra các quyết định quản lý và điều hành vĩ mô
phù hợp.
Hai là, các chính sách kích thích kinh tế được thực thi, về cơ
bản, tập trung chủ yếu vào các thị trường cung cấp sản phẩm, thị
trường các yếu tố đầu vào. Trong khi đó, cả lý luận và thực tiễn đều
cho thấy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các ngành sản xuất
đã chuyển từ định hướng phát triển chủ yếu dựa vào các yếu tố
nguồn lực sang định hướng chủ yếu dựa vào thị trường tiêu thụ.
Hơn nữa, trong điều kiện trình độ phát triển thấp và suy thoái kinh