Page 118 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 118

118            Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam

            tế, thị trường hàng hóa tiêu dùng cuối cùng đóng vai trò quan trọng,
            góp phần giảm lượng hàng tồn kho và phát triển các loại thị trường
            đầu  vào.  Bên  cạnh  đó,  các  chính  sách  bình  ổn  giá  cả  thị  trường
            hàng  tiêu  dùng  lại  chủ  yếu  áp  dụng  đối  với  các  mặt  hàng  lương
            thực - thực phẩm và thông qua các siêu thị (tập trung chủ yếu ở khu
            vực đô thị). Điều đó có nghĩa là, người dân nông thôn khó tiếp cận
            và hầu như không được hưởng lợi từ chính sách bình ổn giá cả thị
            trường của Nhà nước.


                  Ba là, các chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nói chung
            và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng vẫn ở tình
            trạng “chủ trương”, chưa được cụ thể hoá bằng các quy định về đất
            đai, tài chính, tín dụng… Ví dụ, Nhà nước đã ban hành một số chính
            sách hỗ trợ phát triển chợ, nhưng phạm vi và mức hỗ trợ không đáng
            kể, đồng thời nguồn vốn hỗ trợ cũng chưa được xác định rõ ràng.
            Theo  Quyết  định  số  27/2007/QĐ-TTg  ngày  15/02/2007  của  Thủ
            tướng Chính phủ, các kết cấu hạ tầng thương mại cũng được hưởng
            ưu đãi đầu tư như các khu công nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa có
            các qui định cụ thể. Thiếu những cơ chế, chính sách khuyến khích và
            hỗ trợ khác, như: chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần
            kinh  tế  đầu  tư  phát  triển  hạ  tầng  thương  mại  nông  thôn;  khuyến
            khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh mở rộng
            mạng lưới kinh doanh ở địa bàn nông thôn…


                  Bốn là, các chính sách mang tính định hướng phát triển cho
            thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng cả về phía cung và phía cầu chưa
            được Nhà nước quan tâm đúng mức.

                  Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ
            trường như "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "hàng
            Việt về nông thôn". Tuy nhiên, các chủ trường này chưa được tổ
            chức thực hiện tốt, thiếu những biện pháp mang tính tổng thể đảm
            bảo sự phù hợp với tình trạng sức mua ở thị trường nông thôn còn
            thấp và mang tính phân tán cao.


                  Đồng thời, xu hướng tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã
            thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phân phối phát triển nhanh, đòi hỏi các
            doanh nghiệp phân phối phải mở rộng đầu tư, phát triển các dịch vụ
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123