Page 125 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 125
Phương hướng và giải pháp.... ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 125
Cùng với xu hướng giảm tỷ lệ dân số, số hộ gia đình nông
thôn cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 - 2020. Tuy
nhiên, tốc độ giảm số hộ gia đình nông thôn sẽ chậm hơn, đạt -
0,22%/năm (giai đoạn 2011 - 2015) và -1,77%/năm (giai đoạn 2016
- 2020), do số nhân khẩu bình quân 1 hộ của gia đình nông thôn
giảm chậm hơn so với khu vực thành thị.
b/ Dự báo quĩ mua và cơ cấu quĩ mua của dân cư nông thôn
Trong giai đoạn 2011 - 2020, những yếu tố làm cho quĩ mua
nông thôn tăng gồm: 1) Thu nhập bình quân nhân khẩu tăng nhanh
cùng với triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế; 2) Tính tự cấp, tự
túc ở khu vực nông thôn giảm do sự thay đổi cơ cấu ngành nghề
theo hướng gia tăng việc làm và thu nhập phi nông nghiệp; 3) Xu
hướng giá cả các sản phẩm nông nghiệp tăng do xu hướng gia tăng
nhu cầu trên thị trường trong nước, thế giới và sự giảm sút nguồn
cung cùng với sự giảm diện tích canh tác. Tỷ trọng quĩ mua nông
thôn trong tổng quĩ mua cả nước sẽ có xu hướng mạnh hơn so với
giai đoạn trước do những yếu tố như: 1) Do quá trình đô thị hoá,
một phần khu vực nông thôn sẽ trở thành đô thị; 2) Xu hướng di cư
của dân cư, nhất là lực lượng lao động trẻ - người tạo ra thu nhập
chính - từ khu vực nông thôn ra thành thị vẫn diễn ra mạnh mẽ;
Bảng 3.2. Dự báo quĩ mua dân cƣ khu vực nông thôn
Đơn vị: Tỷ đồng
Tốc độ tăng
2010 2015 2020
11’- 15 16’-20’
Tổng số 517523.6 1719285.7 5832304.0 27.14% 27.67%
a/ Ăn uống hút 253515.1 822039.0 2693713.4 26.53% 26.79%
% so với tổng số 49.0% 47.8% 46.2%
b/ Không ăn uống hút 264008.4 897246.7 3138590.6 27.72% 28.46%
% so với tổng số 51.0% 52.2% 53.8%
Nguồn: Đề tài nghiên cứu giải pháp phát triển thị
trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020,
Viện Nghiên cứu Thương mại (2010)