Page 130 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 130
130 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
khác, người dân nông thôn sẽ ngày càng quan tâm hơn đến chất
lượng dịch vụ của các nhà bán lẻ.
b/ Xu hướng phát triển cung ứng hàng tiêu dùng ở nông thôn
Trong giai đoạn 2011 - 2020 và đến 2030, qui mô về cung -
cầu hàng hoá trong nền kinh tế nói chung và ở khu vực nông thôn
nói riêng sẽ tiếp tục tăng lên. Mặt khác, áp lực về tiêu thụ sản
phẩm, tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối ngày càng
tăng buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đầu tư nhiều
hơn vào việc tổ chức và quản lý các kênh phân phối hàng hoá một
cách có hiệu quả cả về danh tiếng và tiền bạc. Những thay đổi,
chuyển biến từ phía cầu ở nông thôn và những áp lực gia tăng đối
với các nhà sản xuất, phân phối sẽ tạo ra những xu hướng phát triển
trong hoạt động cung ứng ở khu vực nông thôn như:
+ Xu hướng gia tăng mối liên kết giữa các nhà sản xuất, bán
buôn và bán lẻ trong cùng một kênh phân phối. Đặc biệt, các doanh
nghiệp phân phối trong nước sẽ ngày càng chú trọng phát triển theo
hướng kết hợp giữa bán buôn và bán lẻ.
+ Xu hướng gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ở
nông thôn sẽ kéo theo xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Xu hướng xuất hiện các loại hình bán lẻ hiện đại thay cho
loại hình bán lẻ truyền thống ở nông thôn diễn ra trước hết ở các
vùng đồng bằng có mật độ dân số, mức thu nhập bình quân nhân
khẩu tương đối cao. Trong đó, các cửa hàng vận doanh theo chuỗi
của doanh nghiệp phân phối sẽ phát triển mạnh ở khu vực nông
thôn này.
+ Xu hướng phân chia thị trường giữa các nhà bán lẻ ở nông
thôn theo không gian hơn là theo ngành hàng do quĩ mua và sức
mua trên thị trường nông thôn có tính phân tán cao. Vì vậy, việc
phát triển các cơ sở bán lẻ chuyên về một ngành hàng sẽ kém hiệu
quả hơn là đa ngành. Đồng thời, các nhà phân phối chuyên nghiệp