Page 132 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 132
132 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
phát triển sản xuất hàng hóa, thu nhập bình quân nhân khẩu còn
thấp và việc giải quyết vấn đề lao động - việc làm - thu nhập vẫn
còn gặp nhiều khó khăn;
+ Dân số nông thôn tuy đông nhưng không tập trung, đặc biệt
các vùng nông thôn miền núi có mật độ dân số thấp. Do đó, quĩ
mua dân cư thấp và phân tán;
+ Các điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn, điều kiện tiếp cận
thị trường tại nhiều vùng nông thôn còn nhiều hạn chế, đặc biệt
là các vùng nông thôn xa các trung tâm đô thị lớn chưa thực sự
thuận lợi;
+ Các hộ nông nghiệp tham gia kinh doanh bán buôn, bán lẻ
vẫn chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nông thôn;
+ Hệ thống kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn nông
thôn còn mỏng, trình độ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập so với
yêu cầu phát triển thị trường theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng
và minh bạch.
+ Khả năng tiếp nhận thông tin về giá cả, chất lượng hàng hóa
tiêu dùng, cũng như khả năng chi trả cho các dịch vụ bán lẻ của
người tiêu dùng nông thôn còn thấp.
c/ Cơ hội phát triển
Trước hết, đó là cơ hội gia tăng qui mô thị trường bán lẻ hàng
tiêu dùng ở nông thôn do: 1) Triển vọng gia tăng thu nhập của
người dân nông thôn; 2) Nhu cầu tiêu dùng của dân cư nông thôn
mới ở giai đoạn đầu của bậc thang nhu cầu vật chất, do đó khi thu
nhập tăng nhanh sẽ tạo ra khả năng phát triển “bùng nổ” về tiêu
dùng trên địa bàn nông thôn; 3) Tính tự cấp, tự túc trong tiêu dùng
giảm sẽ làm tăng một phần quĩ mua trên thị trường.
Thứ hai, đó là cơ hội mở rộng cơ cấu nguồn cung, cơ cấu
hàng hóa cung ứng cho thị trường nông thôn do: 1) Quá trình CNH,